Whitmore do vi khuẩn gam âm Burkholderia pseudomallei gây ra, loại vi khuẩn này thường được tìm thấy trong nước bẩn, đất, lây lan sang người và động vật qua tiếp xúc trực tiếp với nguồn ô nhiễm (như tiếp xúc với đất bị ô nhiễm qua các vết trầy xước ngoài da hay hít phải bụi nhiễm vi khuẩn). Tìm hiểu các đặc tính của bệnh Whitmore và biết được vi khuẩn ăn thịt người bắt nguồn từ đâu là việc làm cần thiết.
Vi khuẩn ăn thịt người bắt nguồn từ đâu?
Whitmore – vi khuẩn ăn thịt người (hay bệnh melioidosis) là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do loài vi khuẩn có tên Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất, bùn và nước. Nếu vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này thì sẽ bị nhiễm khuẩn rồi phát bệnh.
Trong thời kì chiến tranh Việt Nam, hàng trăm ca bệnh đã được ghi nhận trên binh lính Pháp và Mỹ, trong đó có khoảng 250.000 lính Mỹ bị phơi nhiễm với vi khuẩn Whitmore và nhiều cựu binh sĩ đã phát bệnh sau khi trở về nước. Do đó những năm 1970, Whitmore còn có tên gọi là “Vietnamese time-bomb” (tức quả bom hẹn giờ của Việt Nam, ám chỉ một loại bệnh bị phơi nhiễm tại Việt Nam, binh lính ủ bệnh trong thời gian dài, và mãi sau đó mới được phát bệnh khi cựu binh về nước).
Sau chiến tranh, rất ít ca bệnh dạng này được phát hiện do ở nước ta quá khó khăn về điều kiện y tế và sự thiếu thốn các trang thiết bị xét nghiệm vi sinh, hầu hết các loại máy xét nghiệm vi sinh lúc bấy giờ thường quy đều chẩn đoán sai vi khuẩn Whitmore thành các vi sinh vật khác.
Whitmore bị chuẩn đoán nhầm phổ biến nhất là các bệnh truyền nhiễm khác hoặc nhầm thành các bệnh như lao phổi, ung thư phổi, ung thư gan, ung thư tủy xương, ung thư máu, u tuyền liệt tuyến, quai bị (ở trẻ em)…
Khi hoà bình, Việt Nam cũng phải đối diện với nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác như sốt rét, ho lao, sốt xuất huyết, HIV… nên bệnh Whitmore chưa thực sự được quan tâm. Từ đó, bệnh Whitmore bị lãng quên trong nhiều thập kỷ, cả người dân và bác sĩ ít có thông tin.
Tuy nhiên trong thời hiện đại ngày nay, xét nghiệm vi sinh tại các bệnh viện bắt đầu được quan tâm, các bác sĩ cũng được cảnh giác về bệnh Whitmore nên số lượng trường hợp ghi nhận bệnh nhân nhiễm bệnh được chẩn đoán đúng tăng lên. Chính vì chẩn đoán đúng bệnh nên số lượng ca bệnh tăng lên chứ không phải bệnh Whitmore đột ngột quay trở lại và bùng phát thành dịch.
Bệnh Whitmore lây lan qua con đường nào?
Bệnh Whitmore xâm nhập vào cơ thể chủ yếu thông qua vết thương hở, xây xước hoạt do tai nạn. Ngoài ra, bệnh Whitmore cũng có thể lây lan qua con đường hô hấp, từ khí bụi, hơi nước có nhiễm vi khuẩn Whitmore. Vi khuẩn có thể truyền từ mẹ sang con qua tuyến sữa khi người mẹ bị áp xe tuyến vú do vi khuẩn B. pseudomallei. Tiếp xúc vết xước trầy da với động vật chết do nhiễm bệnh Whitmore như chó, mèo, dê… Lây nhiễm qua đường ăn uống khi thức ăn đã bị nhiễm khuẩn.
Bệnh Whitmore xuất hiện chủ yếu tại vùng nhiệt đới, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á, phổ biến nhất là Thái Lan, Malaysia, Singapore và phía bắc Australia.
Dấu hiệu của bệnh Whitmore
Bệnh Whitmore thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa ẩm. Thời gian ủ bệnh Whitmore trong khoảng 21 ngày, trung bình 9 ngày nhưng cũng có trường hợp chỉ vài giờ. Tuy nhiên, trong giai đoạn này người bệh thường không có triệu chứng.
Sau khi bị vi khuẩn xâm nhập, thường sau 2-4 tuần, các triệu chứng bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh Whitmore cũng rất mơ hồ, chẩn đoán rất khó nên dễ bị nhầm sang các bệnh khác như lao, các bệnh về phổi, nhiễm trùng huyết…
- Nhiễm trùng cục bộ: Bệnh nhân sẽ bị đau hoặc sưng cục bộ, loét, áp xe tại vị trí nhiễm trùng.
- Nhiễm trùng phổi: Sốt cao, đau ngực, đau đầu, kèm ho, bỏ ăn…
- Nhiễm trùng máu: Sốt, đau đầu, đau khớp, đau khó chịu ở bụng.
- Nhiễm trùng lan tỏa: Sốt, giảm cân, đau cơ hoặc khớp, đau đầu, đau dạ dày hoặc ngực, co giật hoặc có các cơn động kinh.
Để chẩn đoán bệnh Whitmore, các bác sĩ phải thực hiện phân lập vi khuẩn từ máu, nước tiểu, dịch áp xe, đàm của bệnh nhân. Bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm kháng thể trong máu trong một số trường hợp để chẩn đoán bệnh nhưng độ tin cậy thấp hơn so với cấy vi khuẩn.
Phương pháp điều trị bệnh Whitmore
Khi nhiễm bệnh Whitmore, nếu không được điều trị sớm, bệnh nhân sẽ chuyển biến nặng dẫn tới nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng rồi tử vong. Tỉ lệ tử vong trung bình khi nhiễm bệnh Whitmore là 40%.
Thông thường, điều trị chia làm 2 đợt:
- Đợt 1: Tấn công bệnh bằng kháng sinh liều cao (thường truyền tĩnh mạch) trong 10-14 ngày.
- Đợt 2: Cho bệnh nhân dùng kháng sinh đường uống và duy trì trong 3-6 tháng kế tiếp.
2 loại kháng sinh truyền tĩnh mạch điều trị bệnh Whitmore phổ biến nhất là Ceftazidime, dùng mỗi 6-8 giờ hoặc Meropenem dùng mỗi 8 giờ.
Bệnh Whitmore là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm nhưng chưa có vaccine phòng bệnh. Do đó, điều cần thiết nhất và tốt nhất mà mọi người nên làm chính là phòng bệnh.
Sau khi đã có kiến thức về vi khuẩn ăn thịt người bắt nguồn từ đâu, người dân cần hạn chế tiếp xúc khi trầy, xước da. Khi bị thương cần rửa sạch, khử trùng vết thương, không nên chủ quan. Hạn chế tới những địa điểm nghi có nguồn bệnh. Thực hiện ăn chín, uống sôi. Khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu như sốt cao, mệt mỏi, nổi mụn mủ bất thường… cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, xét nghiệm.
Trên đây là một số thông tin nhằm giải đáp “vi khuẩn ăn thịt người bắt nguồn từ đâu”. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu về loại vi khuẩn này. Chúc các bạn may mắn!