Virus HSV gây ra bệnh gì? Herpes simplex virus (HSV) là loại virus có khoảng 90% ở người trưởng thành, có khả năng gây nhiễm trùng tái phát ảnh hưởng đến da, miệng, môi, mắt và bộ phận sinh dục. Nhiễm trùng nặng thường gặp bao gồm viêm não, viêm màng não, mụn rộp ở trẻ sơ sinh và ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, nhiễm trùng lan rộng.
1. Herpes simplex virus là gì?
HSV là một loại virus có bản chất acid nucleic là DNA bao bọc thuộc họ alpha-herpesviridae. Nó gây ra các bệnh nhiễm trùng với triệu chứng là xuất hiện các mụn rộp. Con người là vật chủ và nguồn gốc tự nhiên duy nhất của loại virus này. Dựa trên sự khác biệt về kháng nguyên, sinh hóa và sinh học, nó có thể được chia thành hai loại huyết thanh, HSV-1 và HSV-2.
HSV-1: chủ yếu gây ra mụn rộp miệng, và thường chịu trách nhiệm cho vết loét lạnh và mụn nước sốt quanh miệng và trên mặt.
HSV-2: chủ yếu gây ra mụn rộp sinh dục, và thường chịu trách nhiệm cho sự bùng phát mụn rộp sinh dục.
Bình thường, HSV-1 và HSV-2 đều không hoạt động, hoặc im lặng, và không gây ra triệu chứng nào, nhưng khi có điều kiện thuận lợi virus sẽ tăng sinh bùng phát bệnh gây triệu chứng sốt rét và những vết loét. Một khi bị nhiễm virus thì sẽ bị nhiễm suốt đời. Virus Herpes simplex là một trong những tác nhân lây nhiễm phổ biến nhất của con người. Một phần lớn tỷ lệ người trưởng thành có kết quả dương tính với virus (chiếm 90% với HSV-1, phụ thuộc vào tình trạng kinh tế xã hội tỉ lệ dương tính HSV-2 chiếm 10-30%). Nhiễm HSV-1 nguyên phát thường xảy ra ở trẻ nhỏ (6 đến 18 tháng tuổi). HSV-2 thường tạo ra các triệu chứng nhẹ và hầu hết không có triệu chứng đặc hiệu.
2. HSV lây nhiêm như thế nào?
Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm HSV, bất kể tuổi tác hay giới tính. Nguy cơ lây nhiễm phụ thuộc vào việc tiếp xúc với nguồn nhiễm trùng.
HSV-1 có thể lây nhiễm qua các phương thức tiếp xúc như:
-
Sử dụng chung đồ dùng ăn uống.
-
Hôn.
-
Dùng chung các dụng cụ cá nhân như khăn mặt.
-
Tiếp xúc với các dịch tiết từ các mụn rộp ở miệng, mắc của người bệnh.
-
Cũng có thể bị mụn rộp sinh dục từ HSV-1 nếu ai đó thực hiện quan hệ tình dục bằng miệng có vết loét trong thời gian đó.
HSV-2 đường lây nhiễm chủ yếu là quan hệ tình dục với người có HSV-2. Các yếu tố nguy cơ nhiễm HSV-2 như:
-
Quan hệ tình dục không được bảo vệ bằng bao cao su hoặc các phương pháp an toàn khác có nguy cơ bị lây nhiễm cao hơn.
-
Quan hệ tình dục ở độ tuổi còn nhỏ.
-
Có nhiều bạn tình.
-
Nữ thường dễ bị lây nhiễm hơn nam.
-
Đang mắc một tình trạng nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
-
Người có hệ thống miễn dịch suy giảm.
Nếu một phụ nữ mang thai bị bùng phát mụn rộp sinh dục tại thời điểm sinh con, nó có thể khiến em bé mắc cả hai loại HSV, và có thể khiến trẻ có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng.
Tham khảo thêm:
- Men vi sinh – Chế phẩm vi sinh vật có lợi cho đường tiêu hóa
- Men vi sinh cho bé – Cải thiện miễn dịch, giúp trẻ ăn ngon
3. Các triệu chứng thường gặp của bệnh do HSV gây ra
Những người mang virus HSV có thể có biểu hiện triệu chứng hoặc không có triệu chứng rõ ràng. Nhưng những người này vẫn có khả năng lây nhiễm virus cho người khác.
Một số triệu chứng có thể xuất hiện như:
– Xuất hiện vết loét phồng rộp (ở miệng hoặc trên bộ phận sinh dục).
– Đau khi đi tiểu (mụn rộp sinh dục).
– Có các nốt hồng ban gây ngứa.
– Có thể gặp các triệu chứng tương tự cúm như: sốt, sưng hạch bạch huyết, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn,…
Virus cũng có thể gây ra bệnh ở mắt, nó gây ra một tình trạng gọi là viêm giác mạc do herpes. Điều này có thể có các triệu chứng như đau mắt , chảy mủ và cảm giác khó chịu trong mắt.
4. Các phương pháp chẩn đoán HSV
Loại virus này thường được chẩn đoán bằng cách dựa vào các triệu chứng lâm sàng thể hiện trên cơ thể người bệnh và tiền sử bệnh kết hợp với xét nghiệm là các phương pháp hỗ trợ cho việc xác định bạn có thật sự bị nhiễm virus hay không.
Xét nghiệm máu xác định kháng thể kháng HSV-1 và HSV-2 cũng có thể giúp chẩn đoán các bệnh nhiễm trùng này. Xét nghiệm này đặc biệt hữu ích khi cơ thể người bệnh không thấy xuất hiện các vết loét. Các kết có có thể xuất hiện như:
HSV IgM (-) | HSV IgM (+) | |
HSV IgG (-) | Chưa từng bị nhiễm bệnh | Bị lây nhiễm virus cấp tính lần đầu tiên |
HSV IgG (+) | Từng bị nhiễm virus nhưng hiện tại virus đang ẩn nên không có triệu chứng | Bị nhiễm virus và đang trong giai đoạn phát triển |
Mặc dù không có cách chữa trị mụn rộp, bạn có thể thực hiện các biện pháp để tránh nhiễm virus hoặc ngăn ngừa lây truyền virus sang người khác.Xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase trên mẫu máu, mô và tủy nhằm phát hiện DNA của virus nhằm xác định chính xác sự xuất hiện của chúng trong cơ thể.
5. Các biện pháp phòng bệnh
Nếu bạn đang trải qua đợt bùng phát HSV-1, hãy cân nhắc thực hiện một vài bước phòng ngừa:
+ Cố gắng tránh tiếp xúc trực tiếp với người khác.
+ Không chia sẻ bất kỳ vật dụng cá nhân nào có thể lây nhiễm virus xung quanh, như cốc, khăn, đồ dùng ăn uống, quần áo, đồ trang điểm hoặc son môi.
+ Không hôn hoặc bất kỳ loại hoạt động tình dục nào khác trong khi bùng phát, nhất là quan hệ tình dục bằng miệng.
+ Rửa tay sạch trước và sau khi bôi thuốc, sử dụng bông gòn để bôi thuốc bằng nhằm giảm tiếp xúc với các vết loét.
Những người bị HSV-2 nên tránh mọi loại hoạt động tình dục với người khác trong khi bùng phát. Nếu người bệnh không gặp phải triệu chứng nhưng đã được chẩn đoán nhiễm virus, nên sử dụng bao cao su khi giao hợp. Nhưng ngay cả khi sử dụng bao cao su, virus vẫn có thể truyền sang bạn tình từ vùng da không được che chắn.
- Virus HSV lây qua đường nào và có trị được không?
- Viêm giác mạc do virus herpes triệu chứng và cách điều trị
- Mang thai bị nhiễm virus herpes ảnh hưởng đến thai nhi thế nào?
Phụ nữ đang mang thai và bị nhiễm bệnh cần phải đến các cơ sở y tế để khám và tư vấn phương pháp ngăn chặn virus lây nhiễm sang thai nhi.