Bệnh dại hiện nay vô cùng phổ biến, nó thường xuất hiện ở những nơi nuôi chó thả rông, đặc biệt là làng quê Việt Nam. Tại thành phố, chó cũng có thể truyền bệnh cho người nhưng số lượng ít hơn. Dù đang sinh sống ở đâu, bạn cũng cần nắm rõ kiến thức về căn bệnh này để có biện pháp phòng tránh.
Thông tin về bệnh dại mà bạn cần biết
Bệnh dại là căn bệnh truyền nhiễm, dễ dàng lây lan nếu bạn nuôi thú cưng không cẩn thận, hoặc tiếp xúc với thú cưng của người khác. Theo thống kê, 99% số ca bệnh ở người là do chó gây ra, còn lại do loại động vật khác, chỉ động vật có vú mới có thể lây sang người.
Bệnh dại tuy là một căn bệnh nhiễm trùng hiếm gặp, nhưng một khi đã mắc phải sẽ gây hậu quả tiêu cực đến não và dây thần kinh. Thông thường, bệnh này bắt đầu từ những vết cắn hay thậm chí là vết xước, bạn không nên chủ quan dù chỉ bị cào nhẹ đi chăng nữa.
Có thể bạn chưa biết, trẻ em Việt Nam bị chó cắn rất nhiều vì đặc điểm chó ở nước ta không được nuôi nhốt kỹ lưỡng. Nếu nhà bạn có em bé, phải càng cẩn thận hơn trong việc để bé tiếp xúc với động vật. Bên cạnh đó, phụ huynh nên trang bị kiến thức đầy đủ về bệnh dại để biết cách xử lý khi trẻ nhà mình bị động vật cắn.
Ngoài chó, những động vật như mèo, dơi, cáo, gấu trúc, chồn hôi, cầy,… Cũng có thể lây bệnh dại cho người nhưng phần trăm vô cùng ít, cụ thể là chưa tới 1%. Hãy nhớ rằng, phần trăm thấp không đồng nghĩa với không lây nhiễm, bạn vẫn phải cẩn thận với những loài động vật kể trên.
Dấu hiệu nhận biết của bệnh dại theo từng thời kỳ
Tùy vào vết cắn, bạn sẽ thấy dấu hiệu ngay lập tức, hoặc thấy sau vài tháng cho đến một năm. Nếu bị cắn ở những vùng như đầu, cổ, mặt, chung quy là những nơi liên quan đến hệ thần kinh trung ương thời gian ủ bệnh sẽ ngắn. Nếu ở những vị trí tay, chân thì bệnh sẽ phát lâu hơi, những trường hợp hiếm gặp lên đến vài năm.
Các triệu chứng ban đầu của bệnh dại rất phổ biến, đó là sốt nhiệt độ cao, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, cảm thấy cơ thể không còn sức lực. Với những dấu hiệu này, người ta thường sẽ lầm tưởng đây chỉ là bệnh cảm sốt thông thường, khi chủ quan như thế sẽ tạo điều kiện cho bệnh trong người phát triển mạnh mẽ.
Ở mức độ nặng hơn, bệnh diễn biến xấu chiếm 20% tổng số người mắc bệnh dại, đây là một con số đáng kể tất cả mọi người cần chú ý. Sau khi đã đạt đủ thời gian ủ bệnh trong cơ thể, triệu chứng tiếp theo người mắc sẽ bị ảo giác, lú lẫn, hành vi mất kiểm soát, khó thở, sủi bọt ở miệng, tê liệt, tim ngừng đập tạm thời thậm chí là tử vong.
Nguyên lý hoạt động của bệnh dại sau khi xâm lấn vào cơ thể người như sau, virus sẽ phát triển ở lớp mô trong cùng của da người, hoặc tác động vào cơ bắp, dây thần kinh ngoại biên,… Ước tính virus di chuyển dọc theo tùy sống và não với tốc độ tầm khoảng 20mm mỗi ngày.
Bệnh dại được chia làm mấy dạng?
Có thể bạn chưa biết, bệnh dại được chia làm hai dạng là thể cuồng và thể liệt. Hiểu một cách đơn giản hơn, bệnh thể cuồng là những biểu hiện như cảm sốt thông thường, bệnh thể liệt là những dấu hiệu vô cùng nặng, gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh và nguy cơ tử vong vô cùng cao.
Bệnh dại thể cuồng
Khi gặp những triệu chứng nhẹ đã kể trên, bạn nên thăm khám bác sĩ ngay lập tức để tìm ra cách chữa trị dứt điểm. Có thể nói, những người rơi vào trường hợp bệnh dại thể cuồng may mắn hơn thể liệt vì có thể loại bỏ được bệnh hoặc làm thuyên giảm những triệu chứng mà nó mang lại.
Bệnh dại thể liệt
Đây là một loại bệnh vô cùng nguy hiểm đối với người mắc phải, bạn cần thật sự nghiêm túc tìm cách chữa nếu không muốn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Giai đoạn nặng nhất của bệnh dại là khiến bạn tử vong ngay lập tức bằng cách khiến tim ngừng đập vĩnh viễn.
Khi các triệu chứng thể liệt hoành hành trên cơ thể, người mắc phải hầu như sẽ tử vong. Vậy nên, việc phòng tránh là điều quan trọng nhất, bệnh dại luôn tiềm tàng những nguy hiểm không thể nào đoán trước được.
Xử lý khi bị chó cắn để tránh bị dại
Sơ cứu khi bị chó cắn vô cùng quan trọng, đó là bước đầu tiên để ngăn cản bệnh xâm nhập vào cơ thể. Sau đây là các bước cụ thể bạn cần thực hiện ngay trước khi đến cơ quan y tế để khám bệnh dại.
Bước 1: Rửa vết thương ngay lập tức
Khi vừa bị chó cắn, bạn hãy tìm ngay nguồn nước gần nhất để rửa vết thương dưới vòi chảy liên tục. Nếu có xà phòng, bạn có thể rửa để loại bỏ phần nào số lượng vi khuẩn có trong vết cắn. Giai đoạn đầu virus bệnh dại có tốc độ di chuyển rất nhanh, vậy nên cách này sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn có hại xâm lấn vào cơ thể.
Tiếp theo, bạn rửa vết thương với cồn 70% để số vi khuẩn còn lại được diệt sạch, nếu trong nhà không có cồn, bạn có thể thay bằng những loại thuốc sát trùng tương tự. Mặc dù vết thương hở có thể sẽ gây đau đớn nhưng bạn hãy chịu đựng để vết thương không bị nhiễm trùng,
Bạn có thể dùng tay ấn nhẹ vết thương để phần máu bên trong chảy ra, điều này giúp loại bỏ vi trùng trong dấu răng của con vật. Lưu ý ấn nhẹ nhàng ở vùng da bên ngoài, không dùng tay chạm trực tiếp vào vết thương hở vì tay có rất nhiều vi khuẩn gây bệnh.
Bước 2: Bôi kem kháng sinh kết hợp bịt kín vết thương
Kem kháng sinh giúp chỗ vết thương hở được bảo đảm an toàn, không bị vi khuẩn bên ngoài tác động vào. Kết hợp cùng băng vô trùng bịt kín bên ngoài để đảm bảo trong quá trình vận động máu được kiềm lại, cũng như hạn chế bụi bẩn bay vào vết thương hở.
Lưu ý không nên bịt vết thương quá nhiều lớp vì dễ gây bí tắc, đổ mồ hôi, nên chừa một khoảng thông thoáng nhất định để vết thương mau lành. Tốt hơn hết, bạn nên tìm kiếm những biện pháp chữa trị theo khoa học sau khi đã sơ cứu.
Dù là vết thương ở mức độ nào bạn cũng không được chủ quan, xử lý tại nhà tiềm tàng những nguy cơ gây hại cho sức khỏe, khuyến khích những người bị chó cắn hãy đến bệnh viện kiểm tra. Nếu phát hiện virus bệnh dại từ sớm, nó sẽ không có cơ hội xâm lấn vào các cơ quan chức năng trong cơ thể.
Một số người chủ quan nghĩ rằng những vết cắn và vết xước nhẹ chỉ cần thời gian sẽ tự khỏi. Thực tế nói rằng, một mũi tiêm ngừa bệnh là điều cần thiết dù bạn đang có vết thương ở tình trạng nào đi chăng nữa. Đây là một phương pháp vừa nhanh gọn lại giải quyết được những nguy cơ tiềm tàng trong tương lai.
Y tế ngày nay có chữa được bệnh dại hay không?
Tính đến thời điểm hiện tại, có một chuyện đáng buồn là trên thế giới vẫn chưa tìm ra phương thuốc đặc trị bệnh dại. Ngày nay chỉ có những cách để thuyên giảm đi sự đau đớn, giữ cho bệnh nhân thoải mái về cả thể xác lẫn tinh thần, với một tinh thần lạc quan sẽ giúp người bệnh sống lâu hơn cùng căn bệnh dại.
Việc không có phác đồ điều trị dứt điểm bệnh dại là một thiệt thòi dành cho người mắc phải. Bác sĩ sẽ có những phương thuốc tốt nhất để giữ cho bệnh nhân ít lên cơn nhất có thể. Người mắc bệnh sẽ phải uống thuốc an thần 4 – 6 giờ một lần để không lên cơn dại, gây đau đớn cho bản thân và gây nguy hiểm cho người xung quanh.
Tốt hơn hết, người chăm sóc nên giữ bệnh nhân trong phòng yên tĩnh, có cửa sổ để có ánh sáng mặt trời nhưng nên dùng các biện pháp để chốt lại, đảm bảo bệnh nhân không tác động vật lý làm kính vỡ ra khi lên cơn. Những vấn đề như không khí lạnh, tiếng ồn lớn cũng dễ dàng khiến cho người bệnh tăng nguy cơ co thắt và co giật.
Thời gian đầu khi bị động vật cắn, bạn nên biết cách xử lý ngay lúc đó và tìm đến những phương pháp chữa trị đúng đắn. Có một số phương pháp được lan truyền bằng miệng vô cùng phản khoa học, nếu bạn vẫn cứ áp dụng những cách đó sẽ khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên tồi tệ hơn, đến mức không thể chữa được nữa.
Những cách phòng bệnh dại cần biết
Nếu nhà bạn có nuôi thú cưng, đặc biệt là chó, hãy đi tiêm phòng bệnh dại cho chúng để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình. Bên cạnh đó, không nên cho thú cưng chạy rông bên ngoài vì rất dễ lây lan mầm bệnh từ những con vật khác, điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe chó mà còn đe dọa đến các thành viên trong nhà.
Tránh cho trẻ nhỏ tiếp xúc với động vật lạ, trẻ em đang khôn lớn vô cùng nhạy cảm, đề kháng của bé lúc này chưa thể chống lại virus dại trong thú. Đối với thú hoang càng nguy hiểm hơn nữa, lúc nào cũng phải có người chăm sóc trẻ nhỏ vì nếu chẳng may sẽ mang lại hậu quả đáng tiếc.
Người nuôi thú cưng nên có ý thức rạ mõm, đặc biệt là khi cho chó đi dạo ngoài đường. Bạn sẽ không thể biết được chó nhà mình có làm ảnh hưởng đến người khác hay không, vậy cho nên có biện pháp dự phòng là điều nên làm để không gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Tuyên truyền cho nhiều người biết về bệnh dại, đó là những thông tin về khái niệm, triệu chứng, nguyên nhân, cách khắc phục,… Nhằm mục đích phổ biến cho tất cả mọi người biết cách bảo vệ sức khỏe.
Kết luận
Bệnh dại là một căn bệnh phổ biến, nó đã cướp đi tính mạng của rất nhiều người. Vậy nên, bạn không được chủ quan với những vết cắn, phải tìm đến chuyên gia ngay lập tức để có biện pháp xử lý. Qua bài viết, mong rằng bạn đã trang bị kiến thức đầy đủ về căn bệnh này để bảo vệ gia đình.