Bệnh uốn ván từ lâu đã trở thành một trong những nỗi lo sợ của nhiều người, nhất là các bà mẹ có bé sơ sinh. Dù có thể ngăn ngừa bằng nhiều biện pháp những mối đe dọa của bệnh này mang đến là rất lớn. Chính vì thế, ai cũng nên có cho mình những hiểu biết khách quan về căn bệnh đáng sợ này.
Bệnh uốn ván là căn bệnh như thế nào?
Bệnh uốn ván là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn mang tên Clostridium tetani gây ra. Đối tượng mắc phải chủ yếu là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hoặc cả thanh niên, người lớn tuổi. Đây là căn bệnh nguy hiểm có khả năng tử vong rất cao, mặc dù những triệu chứng ban đầu khá nhẹ.
Đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh, nếu người mẹ trong thai kỳ không tiêm vắc xin phòng bệnh, em bé sẽ rất dễ bị nhiễm và biến chứng nặng nề. Do đó, ai cũng nên tìm hiểu thật kỹ càng những thông tin về căn bệnh này và đưa ra biện pháp phòng tránh cho cá nhân, gia đình.
Nguyên nhân và cách lây truyền của bệnh uốn ván
Lý do chính dẫn đến uốn ván là vi khuẩn Clostridium tetani xâm nhập vào cơ thể từ đường máu. Kể từ đó nó phát triển và nhân đôi số lượng lên đi khắp cơ thể và gây nên nhiều hậu quả đáng kể cho sức khỏe. Việc nhiễm trùng vết thương là yếu tố đầu tiên dẫn đến căn bệnh thập phần hiểm nguy này.
Khi một lực đủ mạnh tác động lên da làm da bị tổn thương, chảy máu, nhất là bị rách sâu. Điều này dễ làm da nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn nếu không kịp sơ cứu sát khuẩn cho vết thương. Khi tiếp xúc với vi khuẩn uốn ván, độc tố sẽ nhanh chóng hình thành và phát triển.
Các dấu hiệu nhiễm vi khuẩn uốn ván mà bạn nên biết
Bệnh uốn ván sở dĩ nguy hiểm là do thời gian ủ bệnh dài cùng với những hậu quả khôn lường của nó. Từ lúc ủ bệnh đến lúc phát bệnh sẽ kéo dài một tháng cho đến vài tháng, một năm. Các triệu chứng ngày càng nặng dần nếu không chữa trị kịp thời.
Co thắt các cơ do vi khuẩn uốn ván gây nên
Từ một vết thương hở bị viêm nhiễm, các trực khuẩn sẽ tiến dẫn vào máu và tấn công những động mạch thần kinh gây nên các cơn co giật. Bạn sẽ cảm thấy toàn thân bị co thắt, căng cứng không thể cử động, dần dần dẫn đến các cơn động kinh.
Triệu chứng khi bị uốn ván toàn thân
Dấu hiệu khi bị bệnh uốn ván toàn thân ban đầu khá nhẹ, nhiều người thường nhầm lẫn nó với một số bệnh vặt thông thường. Nhưng thực tế, uốn ván làm cho người bệnh đau đớn hơn gấp nhiều lần. Họ có thể bị mất kiểm soát quai hàm, đau cứng vùng cổ, vai, lưng và xuất hiện tình trạng co cứng cơ.
Dấu hiệu của uốn ván cục bộ
Uốn ván cục bộ cũng là một trong những giai đoạn bệnh được tiên lượng không quá nặng. Người bệnh sẽ xuất hiện các vết sưng, viêm ở nơi bị thương và cơn đau rát từ đó sẽ ngày càng âm ỉ. Ngoài ra, bạn cũng sẽ gặp một số dấu hiệu như rối loạn chức năng một số bộ phận thần kinh, đơ hàm, nhịp tim, hô hấp nhanh,…
Các biến chứng khó lường của bệnh uốn ván
Uốn ván không chỉ gây nên ảnh hưởng bên ngoài cơ thể mà nó còn dẫn đến các biến chứng khó lường khác. Dù cho là giai đoạn nhẹ nhất của căn bệnh cũng có thể gây tình trạng liệt toàn thân, thậm chí là tử vong. Chính vì thế, bạn cần phải nắm thông tin về hậu quả của căn bệnh, để có thể có các biện pháp phòng tránh an toàn.
Rối loạn thần kinh thực vật gây nên các hậu quả lớn
Đây là một trong những hệ quả rất nghiêm trọng của căn bệnh uốn ván này dẫn đến. Bởi vì vi khuẩn đã đi vào các tế bào, làm ảnh hưởng các hoạt động của cơ thể. Do đó, người bệnh sẽ dễ mất kiểm soát về các hoạt động như nhịp tim, hô hấp, huyết áp hay thân nhiệt.
Khi gặp phải tình trạng tim đột nhiên đập quá nhanh hoặc quá chậm cũng như cơ thể bị tăng, giảm nhiệt độ một cách đột ngột. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ tử vong, do không còn kiểm soát được các hoạt động của từng bộ phận khác nhau trên cơ thể người bệnh.
Bệnh uốn ván có thể dẫn đến gãy xương toàn cơ thể
Ngoài ra, căn bệnh này còn có thể làm cho bạn bị gãy xương hoặc thoái hoá các đốt xương trong thời gian ngắn. Đó là bởi vì một phần đốt xương bị vi khuẩn xâm lấn hoặc do triệu chứng co thắt cơ quá mạnh trên cơ thể dẫn đến.
Ban đầu, người mắc bệnh sẽ bị gãy một bộ phận nào đó, chủ yếu là xương ngực, đốt sống lưng. Về sau, các cơn động kinh, cơ giật càng mạnh, xảy ra với tần suất cao khiến cho họ bị gãy xương toàn thân, phải nằm một chỗ như người thực vật.
Một số căn bệnh nặng phát sinh từ bệnh uốn ván
Hơn thế nữa, bệnh uốn ván còn khiến bạn mắc thêm những căn bệnh không mong muốn khác như: viêm phổi, suy thận, đông máu cấp tính, teo cơ,… Hầu như căn bệnh nào cũng đe dọa đến tính mạng cực kỳ nguy hiểm.
Nếu không chữa trị uốn ván sớm, chắc chắn bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều cánh cửa tử thần. Không chỉ mắc một bệnh, bạn còn có thể mang trên mình nhiều căn bệnh quái ác do vi khuẩn uốn ván mang tới.
Những cách phòng ngừa bệnh uốn ván hiệu quả
Đây là căn bệnh rất thường gặp, dù cho là trẻ em hay người lớn đều có nguy cơ mắc bệnh cao. Một khi đã nhiễm bệnh sẽ gây nên rất nhiều những biến chứng nặng nề. Chính vì thế, bạn nên biết rõ những phương pháp ngừa uốn ván để có thể kịp thời phòng tránh.
Tiêm vắc xin đủ lượng để phòng bệnh uốn ván
Vắc xin uốn ván ra đời cách đây khá lâu với mục đích ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn Clostridium tetani. Nó đã được sử dụng phổ biến đối với nhiều đối tượng khác nhau, từ trẻ em đến phụ nữ mang thai. Và đến hiện tại, đây là cách phòng ngừa uốn ván khoa học và hiệu quả nhất.
Đa số các loại vắc xin đều được nhập khẩu từ các viên nghiên cứu và chế tạo thuốc lớn hàng đầu thế giới. Có hai loại thường bắt gặp là vắc xin uốn ván độc lập và vắc xin 6 trong 1 hay 5 trong 1. Các thành phần trong thuốc sẽ giúp bạn ngăn ngừa được vi khuẩn uốn ván và diệt đi vi khuẩn nếu có.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân và nơi ở thật kỹ càng
Bên cạnh đó, bạn nên tránh tình trạng nhiễm bệnh bằng cách giữ gìn vệ sinh cơ thể và cẩn thận hết mực khi sinh hoạt. Tránh để bị trầy xước các bộ phận trên cơ thể, nhất là tay, chân, đầu gối, mặt,… Khi vết thương hở tiếp xúc với môi trường không sạch sẽ, rất dễ viêm nhiễm và gây nên căn bệnh uốn ván.
Chính vì thế, bạn không nên sinh hoạt trong môi trường nhiều bụi bặm, rác thải. Và phải chú ý dọn dẹp nơi ở, phòng ngủ, chăn gối, đảm bảo vệ sinh một cách tối đa từ trong ra ngoài. Có như vậy, vi khuẩn này mới khó tiếp xúc hoặc khó sinh sôi nảy nở nhanh chóng trên cơ thể người bệnh.
Sát khuẩn các vết thương ngoài da cẩn thận
Đặc biệt khi bị té ngã dẫn đến xay xát nhẹ ngoài da hay trầy xước chảy máu, bạn phải tiến hành làm sạch da và sát khuẩn ngay lập tức. Tránh tuyệt đối cách trường hợp bị chất bẩn, bụi bặm bám vào da.
Bạn có thể sử dụng một vài chất có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm như cồn 70 độ, betadine, povidine hay omnicide,… Trong đó đều chứa các thành phần diệt vi khuẩn tức thì, không chỉ giúp vùng da trở nên sạch sẽ mà còn cầm máu, làm dịu vết thương.
Sau khi bị thương, bạn nên tránh ăn các loại thực phẩm dễ làm độc, lên mủ như thịt gà, đồ nếp, trứng, rau muống,… Nếu xuất hiện mủ, bạn nên thăm khám bác sĩ để có những biện pháp chữa trị kịp thời, tránh dẫn đến bệnh uốn ván.
Tổng hợp các loại vắc xin ngừa uốn ván thông dụng
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng dược chế tạo vắc xin phòng ngừa bệnh uốn ván. Mỗi một thương hiệu lại sử dụng những công thức và thành phần tá dược riêng, mang đến các công dụng ngừa bệnh tuyệt vời cho mọi đối tượng. Bạn có thể tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khoẻ, điều kiện kinh tế để chọn loại vắc xin tương ứng.
- Vắc xin VAT: Đây là một loại vắc xin trong nước có công dụng miễn dịch chủ động phòng bệnh cho trẻ em và người trưởng thành. Một ống vắc xin VAT có giá thành khá rẻ, vì vậy nó được sử dụng phổ biến trong các bệnh viện tiêm ngừa.
- Vắc xin thương hiệu Pháp – Tetraxim: Với danh tiếng lâu năm trong nghề y dược, thương hiệu này được nhiều người tin dùng và ưa chuộng. Mang đến công dụng và hiệu quả tốt cho người bệnh hoặc người phòng bệnh. Nhưng vắc xin Tetraxim có giá tương đối cao nên thường hiếm thấy trong bệnh viện bình dân.
- Vắc xin Boostrix: Một loại vắc xin tiêm ngừa đến từ Bỉ với nhiều đánh giá tốt từ Bộ Y Tế về việc phòng bệnh uốn ván. Đây chính là liều miễn dịch đắt tiền nhất trong số những loại vắc xin khác. Chính vì vậy, các giá trị phòng và ngăn chặn vi khuẩn của nó cũng mạnh không kém.
Tiêm vắc xin phòng uốn ván cho sản phụ mang thai
Vắc xin hoặc thuốc uống là một trong các thành phần cần kiểm tra kỹ trước khi sử dụng, đặc biệt là đối với những người mang thai. Đối với bệnh này, người mẹ đang mang bầu sẽ tiến hành tiêm vắc xin theo từng đợt trong suốt thai kỳ. Tùy theo tình trạng sức khỏe mà họ sẽ được tiêm từ 4 đến 6 lần.
Bởi vì trong vắc xin uốn ván sẽ có những thành phần thuốc gây ảnh hưởng đến người mẹ hoạc thai nhi, vì thế việc chọn lựa loại thuốc để tiêm là điều cần cân nhắc. Mẹ bầu phải đến thăm khám bác sĩ khoa sản để có thể đưa ra lịch tiêm phù hợp nhất cho chính bản thân mình.
Lời kết
Bệnh uốn ván thật sự kéo theo rất nhiều những hệ lụy không mong muốn, có khả năng đe dọa đến tính mạng con người. Bạn hãy tìm cách phòng ngừa và ngăn chặn sự xuất hiện của vi khuẩn gây hại. Hãy tiêm đủ lượng vắc xin cần thiết để bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh này.