Cảm cúm là loại bệnh truyền nhiễm được gây nên bởi virus liên quan đến đường hô hấp, phần lớn thì loại bệnh này đều có thể tự khỏi ra các kháng thể của cơ thể tiết ra để tiêu diệt virus gây bệnh. Tuy nhiên nhiều tình trạng bệnh nặng có thể dẫn đến các biến chứng và tử vong, do đó để phòng tránh bệnh tốt nhất thì các bạn đừng bỏ lỡ các thông tin trong bài viết sau.
Cảm cúm là gì, con đường lây truyền ra sao?
Cảm cúm là loại bệnh nhiễm trùng đường hô hấp được gây nên bởi virus Influenza virus, theo thống kê của tổ chức y tế thế giới thì hàng năm có đến 10 đến 15% người lớn và 20 đến 30% trẻ em mắc bệnh mỗi năm. Trong đó có đến 500.000 ca tử vong do các biến chứng liên quan đến các vấn đề bệnh lý nền hoặc điều trị sai cách.
Bệnh cảm cúm có thể lây truyền từ người sang người do tiếp xúc với các virus phát tán bên ngoài không khí. Bệnh nhân bị nhiễm virus cúm có thể lây truyền bệnh cho người khác khi phát tán virus khi nói chuyện, ho, hắt hơi hay tiếp xúc cùng trên một vật chủ gây bệnh.
Ngoài ra người bệnh cảm cúm thường hay ho, hắt hơi và dùng tay để che miệng mà không rửa tay sát khuẩn ngay sau đó, điều này đã vô tình khiến cho người khác bị lây bệnh khi tiếp xúc với các bề mặt có chứa virus. Loại virus này có khả năng bám cao trên các bề mặt và có thể tồn tại ở môi trường bên ngoài lên đến 48 giờ.
Cách phân biệt cảm lạnh và cảm cúm cần biết
Bệnh cảm lạnh và cảm cúm đều được gây nên bởi virus dẫn đến các vấn đề về đường hô hấp, do đó các dấu hiệu của hai bệnh này đều tương tự nhau và rất khó để phân biệt. Vì vậy các bạn có thể phân biệt hai bệnh này qua những cách dưới đây để có phác đồ điều trị bệnh đúng cách.
Nguyên nhân
Bệnh cảm lạnh là loại bệnh lý với tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp, và có đến hơn 200 loại virus khác nhau gây bệnh này, tuy nhiên nhiều nhất vẫn là Rhinovirus, và chỉ thường xuất hiện vào mùa lạnh. Bệnh cảm cúm cũng là do nhiễm trùng đường hô hấp những là của các virus nhóm A, B hay C và loại bệnh này có thể mắc quanh năm.
Triệu chứng
Triệu chứng khi mắc cảm cúm và cảm lạnh cũng khá là tương đồng nhau, với bệnh cảm lạnh thì cơ thể thường xuất hiện các triệu chứng như là ho, sốt, sổ mũi, hắt xì, nhức đầu, nghẹt mũi, cơ thể mệt mỏi… Còn đối với cảm cúm thì các dấu hiệu sẽ rõ ràng hơn như là đau họng, sốt, ho, buồn nôn, nghẹt mũi, sổ mũi, đau tức ngực…
Cách điều trị
Cảm lạnh có thể được điều trị bằng một số loại thuốc như là Histamine, Acetaminophen, thuốc chống viêm, giảm đau để cải thiện các tình trạng đau đầu. Cảm cúm có thể tự khỏi, tuy nhiên nếu tình trạng bệnh trở nặng hơn thì cần đến các trung tâm y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nhóm những người có nguy cơ mắc bệnh cảm cúm cao
Những người hay mắc các bệnh cảm cúm đều là do sức đề kháng của cơ thể khá là kém và không thể chống lại sự xâm nhập của virus vào cơ thể. Dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh cúm cụ thể:
- Người cao tuổi
- Phụ nữ có thai
- Trẻ em dưới 5 tuổi
- Người bị mắc các căn bệnh mãn tính như là tim mạch, hen suyễn, rối loạn chuyển hóa ở gan thận, trí tuệ kém phát triển, động kinh, tiểu đường…
- Người có hệ miễn dịch bị suy giảm do dùng thuốc điều trị bệnh hoặc đang bị nhiễm virus HIV/AIDS.
Các phương pháp phòng ngừa bệnh cảm cúm
Cảm cúm là loại bệnh không hiếm gặp vì vậy mà hiện tại các nghiên cứu đã chỉ ra có khá là nhiều phương pháp để phòng ngừa loại bệnh này. Do đó những đối tượng có khả năng mắc bệnh cúm cao có thể căn cứ vào những phương pháp sau để phòng ngừa bệnh.
Tiêm phòng cảm cúm
Đây là phương pháp phòng bệnh cảm cúm hiệu quả nhất mà các bạn nên áp dụng, trước đây thì vacxin để phòng ngừa bệnh này không có nhiều và chỉ những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao mới được sử dụng. Tuy nhiên giờ đây y học phát triển và đã có rất nhiều loại vacxin được sản xuất nên người dân nhất là các đối tượng dễ mắc bệnh có thể sử dụng dễ dàng hơn.
Rửa tay sạch sẽ
Mặc dù rửa tay không thể giúp chúng ta tiêu diệt được toàn bộ các vi khuẩn gây bệnh cảm cúm nhưng đây là cách để phòng bệnh hiệu quả nhất. Nếu không thể rửa tay thường xuyên thì các bạn có thể dùng các dung dịch sát khuẩn tay, ngoài ra khi bị cúm thì bạn nên đeo khẩu trang hay hắt hơi vào phần khuỷu tay.
Khử khuẩn
Thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ nơi ở hoặc nơi làm việc bằng dung dịch sát khuẩn dạng xịt, đây là điều quan trọng nếu bạn đang làm việc trong môi trường đông người. Cần chú ý vệ sinh sạch sẽ các khu vực có đông người tiếp xúc và những khu vực dễ tiếp xúc như là bàn phím, mặt bàn…
Vệ sinh khoang mũi
Khi mà không khí trở lạnh thì khoang mũi sẽ bị khô và chất nhầy trong đó cũng vậy, điều này sẽ tạo điều kiện cho virus xâm nhập gây nên bệnh cảm cúm. Vì vậy bạn nên làm sạch mũi và giữ ẩm bằng cách lau mũi bằng nước muối sinh lý 2 đến 3 lần một ngày, uống nước thường xuyên để giữ ẩm cho cơ thể.
Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên là cách để chúng ta có thể nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng của cơ thể để có thể chống lại các loại vi khuẩn gây bệnh nói chung và cảm cúm nói riêng. Khi tập thể dục thì các tế bào bạch cầu sẽ hoạt động và lưu thông nhiều hơn để tăng cường các kháng thể hoạt động.
Ngủ đủ giấc phòng ngừa cảm cúm
Để hệ miễn dịch của cơ thể có thể hoạt động tốt thì chúng ta cần kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh cùng với đấy là cần ngủ đủ giấc và sinh hoạt một cách khoa học. Ngủ đủ giấc không chỉ giúp bạn phòng tránh được cảm cúm mà còn tránh được các bệnh lý khác, thêm vào đấy khi ngủ đủ giấc thì thời gian bị cúm của người bệnh cũng được giảm ngắn.
Hạn chế bắt tay
Trong mùa cảm cúm và khi dịch cúm bùng nổ thì các bạn nên hạn chế bắt tay với nhiều người, nếu được thì bạn nên rửa sạch tay trước và sau khi bắt tay. Điều này có thể giúp bạn phòng bệnh cũng như hạn chế các tác nhân gây bệnh cho người khác.
Không dụi mắt, lau mũi và cho tay vào miệng
Tay là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với các bề mặt chứa virus gây bệnh cảm cúm. Do đó bạn không nên dụi mắt, lau chùi mũi và đưa tay vào miệng, tránh để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, và trước khi làm hành động này bạn nên vệ sinh tay sạch sẽ.
Không bốc thức ăn
Nhiều người có thói quen dùng tay bốc thức ăn và đưa lên miệng, và đây là cách mà vi khuẩn gây bệnh cảm cúm xâm nhập vào cơ thể một cách nhanh nhất. Như đã nói ở trên tay là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nhiều bề mặt có nguồn lây bệnh cao, do đó không nên dùng tay để bốc thức ăn.
Nhóm người nào nên tiêm vacxin phòng cúm?
Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới thì hàng năm có khoảng 10 đến 15% người lớn mắc bệnh cảm cúm, có đến 30% trẻ em mắc bệnh. Thêm vào đó tỷ lệ tử vong do biến chứng cũng rất cao. Cách tốt nhất để có thể phòng ngừa bệnh này hiệu quả là tiêm vacxin phòng cúm, dưới đây là các nhóm người cần tiêm vacxin đứng đầu.
- Trẻ em từ 6 tháng cho đến 5 tuổi trở lên.
- Phụ nữ có thai.
- Phụ nữ chuẩn bị có thai.
- Người cao tuổi.
- Người mắc bệnh mạn tính.
- Nhân viên y tế.
- Người chuẩn bị du lịch nước ngoài.
Những thực phẩm cần bổ sung khi mắc cảm cúm
Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể hoạt động và phát triển, và nhất là khi mắc bệnh cảm cúm thì cơ thể cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn. Điều này sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh được diễn ra nhanh hơn, dưới đây là một số loại thực phẩm cần thiết mà bạn cần bổ sung khi bị cảm cúm.
Canh thịt và đồ hầm
Đây là món ăn dễ ăn và dễ tiêu hóa do đó món ăn này luôn đứng đầu bảng các món ăn nên sử dụng khi bị cảm cúm. Ngoài ra một chén canh nóng hổi thơm ngon có đầy đủ chất dinh dưỡng không chỉ giúp bạn bổ sung nước, calo mà còn làm dịu cơn đau họng nhanh chóng.
Cháo hoặc súp
Cháo và súp là một món ăn không thể thiếu để bổ sung vào bữa ăn cho người bệnh cảm cúm, đây cũng là món ăn có giá trị dinh dưỡng khá cao. Nó có thể cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể khi bị bệnh và khi ăn thì cảm giác sẽ no lâu hơn là ăn canh.
Tỏi
Tỏi không chỉ là loại gia vị mà còn là vị thuốc giúp giải cảm cúm nhanh chóng, theo nghiên cứu cho thấy thì tỏi có khả năng miễn dịch và tăng cường sức đề kháng cao. Bạn có thể dùng tỏi theo nhiều cách khác nhau như là ăn sống, bổ sung vào một số món ăn như là gia vị…
Rau xanh, hoa quả
Rau xanh là một loại thực phẩm quan trọng không thể bỏ qua, rau xanh giúp tăng cường sức đề kháng bởi chúng giàu vitamin và khoáng chất. Bạn có thể bổ sung nhiều loại rau khác nhau trong suốt quá trình bị bệnh cảm cúm như là rau chân vịt, bông cải xanh hay các loại hoa quả giàu vitamin C như là cam, ổi…
Kết luận
Trên đây là tổng hợp những thông tin về bệnh cảm cúm, nguyên nhân gây bệnh, cách phòng tránh và các lưu ý khi bị bệnh. Đây là loại bệnh có khả năng tự khỏi khá là cao, tuy nhiên khi gặp các biến chứng nguy hiểm thì cũng để lại ảnh hưởng khá lớn đối với sức khỏe. Chính vì vậy các bạn nên phòng tránh loại bệnh này với các biện pháp trên đây của chúng tôi và khi có dấu hiệu thì cần kiểm tra và thăm khám kịp thời.