Nấm da đầu được nhận định là một loại bệnh lý da liễu với nhiều triệu chứng khó chịu và có thể lây sang người khác. Có thể nói, bệnh này làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh về các vấn đề thẩm mỹ và thời gian điều trị bệnh.
Nấm da đầu và một số thông tin khác cần phải biết
Hiện nay bệnh nấm da đầu không còn quá xa lạ gì với con người, nó gây khó chịu và làm giảm chất lượng sống của người nhiễm bệnh về tính thẩm mỹ và thời gian điều trị bệnh lâu dài. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ đem lại những hậu quả tiêu cực cho cả người bệnh và những người xung quanh.
Điểm qua nguyên nhân gây bệnh
Tác nhân của bệnh thường do hai loại vi nấm Microsporum và Trichophyton gây nên. Chúng thường xâm nhập vào những nơi có vùng da ẩm ướt rồi phát triển và gây bệnh. Nấm da đầu còn có thể bị lây từ người sang người hoặc từ động vật lây sang người.
Người không mắc bệnh trực tiếp sử dụng chung các vật dụng có chứa các tế bào viêm vi nấm với người mắc bệnh sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Hoặc những người nuôi thú cưng, rất dễ bị dính những mảng lông chứa tế bào nấm động vật lây nhiễm.
Ngoài ra, bệnh còn xuất phát từ những nguyên nhân đến từ bản thân người bệnh như vệ sinh da đầu không sạch, để tóc quá bẩn, cùng với những hành động chà sát hay sử dụng nước bẩn để vệ sinh da đầu, các thói quen xấu như để tóc ướt khi đi ngủ những điều bình thường nhỏ nhặt lại vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển, gây bệnh.
Những thói quen tuy nhỏ nhưng có thể để lại hậu quả tiêu cực vì vậy cần phải chú ý hơn trong cuộc sống hằng ngày như thường xuyên rửa sạch các vật dụng cá nhân như lược chải tóc, bàn chảI,.. Chú ý đến nguồn nước xung quanh để không phải sử dụng nước bẩn, tránh không sử dụng lại cái vật dụng cá nhân của người bệnh.
Bệnh có diễn biến như thế nào qua từng giai đoạn phát triển?
Giai đoạn đầu, người bệnh chỉ xuất hiện các triệu chứng ngứa, tóc rụng và xuất hiện gàu. Ở giai đoạn này, người bệnh khó phát hiện bệnh do chỉ là giai đoạn khởi phát bệnh cơ thể chỉ có những thay đổi nhỏ và họ chỉ đơn giản cho rằng bản thân vệ sinh da đầu chưa sạch.
Giai đoạn tiếp theo, dầu và bã nhờn tiết nhiều hơn làm cho cảm giác ngứa tăng lên, nặng hơn là mụn da đầu xuất hiện. Người bệnh trong giai đoạn này luôn cảm giác khó chịu và không thể ngừng gãi đầu do nấm đã hoạt động mạnh, người bệnh cần phải gãy mạnh mới có cảm giác thoải mái.
Khi gãy với lực tác động mạnh dễ làm lây lan các tế bảo chứa vi nấm sang các vùng da khác, dẫn đến tình trạng lây lan nhanh giữa các vùng da, nặng nhất là xuất hiện những nốt sần, mụn nhỏ li ti và tình trạng rụng tóc kéo dài.
Cuối cùng, số lượng tóc rụng tăng dần và hiện tượng viêm da đầu lan sang các vùng da khác, có thể gây lở loét, các mụn mủ có chứa dịch. Người bệnh thường phát hiện bệnh ở giai đoạn này nhưng vi nấm đã phát triển mạnh và khó điều trị hơn so với giai đoạn đầu.
Đây cũng là giai đoạn mang cho người bệnh nhiều trạng thái tâm lý tiêu cực, tình trạng tóc rụng quá nhiều hoặc có những mảng tóc rụng làm mất tính thẩm mỹ, đặc biệt là phụ nữ, những người yêu thích cái đẹp.
Nấm da đầu sẽ biểu hiện ra bên ngoài những triệu chứng gì?
Người nhiễm bệnh nấm da đầu sẽ có các triệu chứng như gàu xuất hiện nhiều, hoặc những nốt sừng, vảy nhỏ trên da đầu, sau đó lan rộng ra thành những mảng lớn. Những vùng da này sẽ đỏ hoặc sưng, tuỳ theo giai đoạn của người bệnh.
Nổi mụn da đầu và ngứa, tùy theo từng giai đoạn mà mức độ ngứa của người mắc bệnh khác nhau. Bên cạnh đó có thể nổi những mụn mủ, lõm sâu chứa dịch màu vàng có mùi khó chịu, tiếp đó làm da phồng rộp.
Rụng tóc và rụng tóc theo từng mảng, phần tóc của người bệnh sẽ trở nên mỏng, dễ gãy. Điều này làm cho người bệnh tự ti về mặt thẩm mỹ và ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của họ.
Hầu hết những người nhiễm bệnh thường có cùng triệu chứng nhưng ở các giai đoạn đầu, do còn chủ quan và chưa có nhiều kiến thức về nấm da đầu nên họ phát hiện trễ dẫn đến vi nấm đã phát triển đến giai đoạn cuối cùng.
Do đó, khi có những biểu hiện vừa nêu trên, con người không nên chủ quan, cần chủ động đi đến các cơ sở y tế chuyên về gia liễu để kiểm tra, tránh những trường hợp phát hiện trễ, gây ra những hậu quả tiêu cực đến bản thân người bệnh.
Phân loại nấm da đầu chi tiết
Đầu tiên là nấm da đầu do vi nấm Trichophyton gây ra. Người bệnh sẽ xuất hiện những nốt sần nhỏ, những mảng da đỏ, tóc ở vùng da này dễ gãy rụng và sản sinh ra những mảng hói tạm thời, điều này làm người nhiễm bệnh cảm thấy tự ti.
Thứ hai là do nấm Microsporum, nấm này chủ yếu xuất hiện ở trẻ em từ 1-2 tuổi. Loại nấm này làm cho người bệnh rụng tóc thành từng đốm, sợi tóc gãy sát, có màu xám và những đốm này rộng với đường kính vài centimet.
Cuối cùng là loại nấm Kerion de celse, đây là loại nấm gây cho người bệnh những hậu quả nghiêm trọng nhất ví dụ như các áp xe nang lông (ổ mủ nang lông), bên cạnh đó hình thành các vảy mủ lõm sâu và chứa dịch mủ màu vàng. Dịch mủ gây cho người bệnh một mùi hôi khó chịu và mất tính thẩm mỹ.
Thông thường, nguồn bệnh nấm chủ yếu ở người, tuy nhiên một số thú cưng như chó mèo luôn có nấm tồn tại, nếu không vệ sinh thú cưng đều đặn mà tiếp xúc trực tiếp rất có thể lây bệnh trực tiếp qua da, những mảng lông của thú cưng bám vào người.
Bệnh nấm da đầu có lây không?
Đây là một loại bệnh lý da liễu có thể lây từ người sang người hoặc từ động vật sang người. Một người bình thường nếu tiếp xúc trực tiếp với mảng da, vật dụng bị vi nấm xâm nhập hoặc nấm từ động vật sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
Đôi khi sử dụng những vật dụng như mũ. quần áo, lược của người mắc bệnh thì có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh. Hoặc tiếp xúc với những nơi có chứa tế bào nấm như sàn nhà, vòi sen,.. đều có thể nhiễm bệnh.
Ngoài ra, ở chính bản thân người bệnh gãi ngứa thì những sợi tóc rụng, vảy nhỏ có chứa tế bào nấm cũng có thể làm lây lan sang các vùng da khác trên cơ thể của họ. Nếu một người bình thường sử dụng những vật dụng có chứa những tế bào nấm đó, họ cũng sẽ mắc bệnh.
Tuy nhiên, nếu chỉ vì họ bị bệnh mà dần trở nên xa lánh, tạo khoảng cách sẽ làm người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm như vậy sẽ gián tiếp hút cạn sức khỏe tinh thần họ.
Nấm đầu có gây ra nguy hiểm đến sức khỏe không?
Nấm da đầu không gây nguy hiểm cho người mắc bệnh, nhưng nó làm cho họ cảm thấy khó chịu do luôn có cảm giác ngứa da đầu, tóc rụng nhiều hoặc rụng thành từng mảng dễ dẫn đến hói đầu tạo cho họ những lo lắng, tự ti về ngoại hình, ngoài ra không ảnh lớn đến sức khỏe người nhiễm bệnh.
Tuy nhiên cũng cần phải điều trị sớm để bệnh nấm da đầu không trở nên quá nặng, gây ra nhiều thương tổn cho người bệnh. Việc rụng tóc nhiều sẽ làm cho người bệnh lo âu dẫn đến cạn kiệt sức khỏe tinh thần và cũng để tránh lây lan cho những vùng da khác trên cơ thể.
Ngày nay, mọi lứa tuổi đề có thể mắc bệnh không phân biệt nam nữ, đặc biệt là trẻ em dưới 10 tuổi. Bên cạnh đó phải lưu ý cách điều trị khi mắc bệnh, nhiều trường hợp sử dụng sai cách hoặc sử dụng thuốc dân gian không đúng làm tình trạng bệnh nặng thêm, vị viêm nhiễm ngứa ngáy thậm chí để lại sẹo.
Nấm da đầu sẽ trải qua quá trình điều trị như thế nào?
Có nhiều cách để điều trị nấm da đầu tuỳ vào tình trạng bệnh, cách tốt nhất để điều trị chính là đi đến các cơ sở y tế chuyên về gia liễu để có những chẩn đoán, phương pháp trị bệnh hiệu quả nhất.
Hiện nay trên thị trường có hai loại thuốc trị nấm da đầu là thuốc bôi và thuốc uống điều trị toàn thân. Trong trường hợp thuốc bôi không có hiệu quả cao, người bệnh sẽ được chỉ định uống thuốc đặc trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra người ta còn trị nấm da đầu theo bài thuốc nhân gian, sử dụng các loại thảo dược có trong tự nhiên. Mặc dù phương pháp này chưa được khoa học chứng minh là thuốc điều trị nhưng nhiều người vẫn tin dùng và truyền tai nhau sử dụng.
Các nguyên liệu tự nhiên có khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt các loại vi nấm, ngoài ra còn có thể giúp phục hồi tóc hư tổn, tránh tổn hại đến cơ thể như các loại thuốc tây y.
Cuối cùng, phương pháp vật lý trị liệu, những trường hợp điều trị bằng thuốc nhưng không mang hiệu quả cao, không hết hẳn bệnh người ta sẽ dùng phương pháp này để trị bệnh cho bệnh nhân. Các bác sĩ sẽ tiến hành phun dược liệu đông y lên vùng da bị nấm xâm nhập, tiêu diệt vi nấm bằng tia hồng quang và tái tạo lại tế bào mới.
Nấm da đầu thì nên xài loại sản phẩm hỗ trợ nào?
Đầu tiên, thuốc bôi giúp giảm ngứa, diệt những vi nấm ngoài da nhanh chóng, tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tức khởi không có hiệu quả lâu dài. Một số thuốc bôi phổ biến hiện nay: Ketoconazole, Naftifine, Miconazol,..
Các loại thuốc uống đặc trị nấm hiện nay được sử dụng là Griseofulvin, Terbinafine. Ưu điểm của loại thuốc này là tiêu diệt nấm từ bên trong, kháng nấm, tuy nhiên cũng mang lại một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, nổi phát ban thậm chí là ngất, do đó khi sử dụng cần phải có sự chỉ định từ bác sĩ, đặc biệt là trẻ em.
Về cách trị nhân gian, ta có các loại thuốc như dầu dừa, tinh dầu tràm trà, giấm, chanh. Những loại thuốc này đều xuất phát từ thiên nhiên được một số người dân tin dùng như những loại thuốc viên khác một phần sẽ ít tổn hại cho gan.
Kết luận
Nấm da đầu không hẳn là một loại bệnh mãn tính, tuy nhiên phương pháp điều trị cần phải kết hợp nhiều biện pháp, và thời gian điều trị lâu dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn của người mắc bệnh. Không nên sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc hoặc các biện pháp nhân gian phi khoa học để chữa bệnh vì rất có thể làm bệnh trở nặng.