Nhiễm trùng đường tiết niệu hiện nay là một trong những bệnh lý đang là chủ đề bàn tán trên khắp các trang báo, diễn đàn hay các trang mạng xã hội đều đề cập đến căn bệnh này. Cùng bài viết sau đây tìm hiểu chi tiết nguyên nhân gây bệnh bạn nhé!
Nhiễm trùng đường tiết niệu được hiểu như thế nào?
Nhiễm trùng ở đường tiết niệu hay với cái tên gọi khác viêm đường tiết niệu là sự tấn công của các vi sinh vật đến các bộ phận như thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo, đa số trường hợp bị nhiễm trùng diễn ra ở niệu đạo và bàng quang( đường tiết niệu dưới) và đặc biệt nguy hiểm nếu người bệnh bị nhiễm trùng ở thận.
Chức năng và các cơ quan để cấu tạo nên hệ tiết niệu
Có cấu tạo gồm hai quả thận, hai niệu quản, bàng quang , tuyến tiền liệt và niệu đạo, các bệnh thường thấy ở hệ tiết niệu như suy thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu không tự chủ, tăng sản tuyến tiền liệt lành tính.
Đường tiết niệu đóng vai trò lớn trong việc đào thải các độc tố, những chất lỏng dư thừa từ sự lưu thông máu. Ngoài ra ở thận còn có chức năng hấp thu lại một số chất về máu, các chất còn lại sẽ được và thải ra bên ngoài thông qua bàng quang.
Thận: là một bộ phận nằm ở trong khoang bụng và phía sau phúc mạc đối xứng với nhau qua cột sống, thận phải nằm thấp hơn thấp hơn thận trái, trọng lượng trung bình của một quả thận khoảng 130 đến 135gram.
Niệu quản: là một bộ phận nằm bắt đầu từ chỗ nối với thận, là hệ thống ống dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang. Được chia thành ba đoạn: niệu quản trên, niệu quản dưới, niệu quản giữa.
Bàng quang: nằm ở phía khớp mạc sau khớp mu, ở trạng thái rỗng bàng quang nằm hoàn toàn phía trước của vùng chậu. Bàng quang có bốn lớp, theo chiều từ bên ngoài vào trong gồm: lớp thanh mạc, lớp cơ, lớp hạ niêm mạc và lớp niêm mạc.
Niệu đạo: là một ống dài dẫn từ bàng quang ra lỗ tiểu, ở nam niệu đạo còn có chức năng dẫn tinh dịch ra ngoài, để dẫn được nước tiểu ra ngoài niệu đạo chia làm 4 đoạn.
Những dấu hiệu cần lưu ý nhiễm trùng tiết niệu
Những dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp, cần lưu ý ở cả người bệnh nam và nữ để có thể có những xác định được loại bệnh và đi khám bệnh viện kịp thời.
Thứ nhất xuất hiện tình trạng tiểu buốt, luôn cảm thấy nóng rát khi đi tiểu, thứ hai là có cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên và liên tục trong ngày. Hay tiểu tiện ra mủ hay máu, nước tiểu tiểu không được trong và có mùi khó chịu.
Nam giới nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu khi đi tiểu sẽ có biểu hiện tiểu rắt, dòng tiểu yếu, mỗi lần đi chỉ được một ít, đau ở vùng trực tràng còn nữ giới sẽ đau ở vùng chậu.
Ngoài ra thận cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu, nếu vi khuẩn gây nhiễm trùng di chuyển vào máu sẽ dễ gây nguy hiểm tới tính mạng, tình trạng này được gọi là urosepsis, có thể gây ra hạ huyết áp, sốc và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Nhiễm trùng tiết niệu nguyên nhân từ đâu?
Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu thường do vi khuẩn E.Coli, một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong đường tiêu hóa gây ra, tình trạng này diễn ra trong vi khuẩn di chuyển từ hậu môn đến niệu đạo, mặc dù hệ thống được cấu tạo để chống lại việc nhiễm khuẩn, nhưng đôi khi việc ngăn chặn vẫn chịu thất bại.
Các nguyên nhân cấu thành
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể từ nguyên nhân đặc điểm cấu hệ cấu tạo, việc chiều dài ngắn sẽ làm cho vi khuẩn dễ dàng tiếp cận tới bàng quang, hoạt động tình dục những người có xu hướng tình dục nhiều sẽ mắc bệnh nếu không có biện pháp an toàn, dùng các biện pháp kiểm soát sinh sản đối phụ nữ hay thời kỳ mãn kinh.
Các nguyên nhân cấu thành khác
Đường tiết niệu bất thường bẩm sinh khiến cho không thể được đào thải ra ngoài một cách thông thường hoặc sự trào ngược của nước tiểu lên tiết niệu gây ra việc viêm nhiễm.
Đường tiết niệu bị tắc nghẽn bởi sỏi thận hoặc tăng sinh tuyến tiền làm cho nước tiểu bị giữ ở bàng quang không thể thoát ra ngoài, tạo cơ hội cho việc bị nhiễm trùng tiết niệu.
Việc không thể đi tiểu bình thường và sử dụng ống thông cũng làm cho việc bị nhiễm trùng trở nên cao hơn. Thường xảy ra trường hợp này đối với người bị bệnh khó kiểm soát trong việc đi tiểu hay bị liệt. Những người được phẫu thuật hoặc kiểm tra đường tiết niệu bởi những dụng cụ y tế không đảm bảo chất lượng cũng như vệ sinh có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu được chẩn đoán ra sao?
Để có thể đưa ra phương hướng và phác đồ điều trị, việc xét nghiệm là điều cần thiết để có thể chẩn đoán bệnh một cách đúng đắn. Giúp cho bác sĩ có thể xác định được nguyên nhân gây bởi vi khuẩn nào.
Phân tích mẫu nước tiểu xác định nhiễm trùng đường tiết niệu: Mẫu nước tiểu của người bị nhiễm trùng sẽ được đem đi phân tích để có thể xác định được hồng cầu, bạch cầu và vi khuẩn, nhằm đảm bảo tính chính xác của nước tiểu, người bệnh sẽ được hướng dẫn để vệ sinh bộ phận sinh dục và lấy nước tiểu giữa dòng.
Sau khi phân tích xong mẫu nước tiểu, bác sĩ sẽ cấy nước tiểu để biết được loại vi khuẩn nào đang xâm nhập đường tiết niệu và có kế hoạch cụ thể cũng như dùng thuốc phù hợp để chữa trị.
Ngoài ra nếu trường hợp thường xuyên bị và bị nghi ngờ do bởi đường tiết niệu có hình dạng bất thường, người bệnh có thể sẽ được đem đi siêu âm, chụp CT( chụp cắt lớp) hoặc là chụp cộng hưởng từ. Dùng thuốc cản quang để làm nổi bật cấu trúc của tiết niệu sẽ đưa kết quả chính xác cho bác sĩ.
Bác sĩ có thể nội soi bàng quang bằng cách sử dụng ống soi để nhìn toàn bộ phần bên trong của đường tiết niệu. Để biết chính xác cấu tạo và đưa ra những phương pháp điều trị.
Các hậu quả nhiễm trùng đường tiết niệu hay gặp
Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xảy ra ở phụ nữ như đã nói ở trên, vì vậy nếu không được điều trị kịp thời và tiếp nhận phát đồ của bác sĩ sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng và khôn lường.
Việc tái phát nhiễm trùng, đặc biệt là ở phụ nữ từ 2 lần trở lên trong khoảng thời gian từ 2 tới 6 tháng, nếu để lâu do không được điều trị, nhiễm trùng tiểu có thể trở thành nhiễm trùng cấp tính và mãn tính làm thận của người bệnh bị thương tật vĩnh viễn.
Nếu đang mang thai và không may bị nhiễm trùng có thể gây ra viêm bể thận ở bà bầu và nguy cơ dẫn đến việc sảy thai hay sinh non, em bé vừa sinh ra bị nhẹ cân hoặc bị nhiễm khuẩn .Ở nam giới có thể bị hẹp niêm đạo nếu tái phát nhiễm trùng.
Nhiễm trùng ở đường tiết niệu nên điều trị như thế nào?
Bác sĩ sẽ dùng thuốc kháng sinh thích hợp trong vòng 7 tới 10 ngày nếu mức độ còn nếu không sẽ tùy thuộc vào thời gian tình trạng phát bệnh, loại vi khuẩn tìm thấy trong nước tiểu, mức độ phát bệnh mà sẽ có nhóm thuốc, thời gian dùng thuốc khác nhau.
Nhiễm trùng cấp tính (nhiễm trùng đơn giản)
Bởi vì tỷ lệ lệ đề kháng của vi khuẩn với kháng sinh ampicillin và amoxicillin cao, hiện nay không khuyến cáo sử dụng đơn độc những loại thuốc này để điều trị, nhóm thuốc kháng sinh được gọi là fluoroquinolones – chẳng hạn như Cipro, levofloxacin và những loại tương tự thường không được khuyến cáo cho nhiễm trùng cấp tính.
Đối với những bệnh nhân có cơ địa và thể trạng tốt, phác đồ ngắn có thể được áp dụng, trong 3 ngày. Các triệu chứng sẽ có dấu hiệu thuyên giảm, những người bệnh vẫn phải kiên trì sử dụng thuốc đều đặn kéo dài vài tuần để đạt được hiệu quả cao, đối với tình trạng không biến chứng thì có thể dùng thuốc kháng sinh ngắn ngày.
Nhiễm trùng thường xuyên
Nếu bị nhiễm trùng nhiều lần, một số các phương pháp điều trị chuyên biệt có thể được đưa từ bác sĩ như dùng thuốc kháng sinh ở liều thấp và được kéo dài trong 6 tháng hoặc lâu hơn. Dùng thuốc sau quan hệ tình dục và liệu pháp estrogen nếu người bệnh bị mãn kinh.
Nhiễm trùng tiểu biến chứng( nhiễm trùng nặng)
Đối với người bị nhiễm trùng nặng, sự bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của bộ máy tiết niệu, sự gia tăng độc tính của vi khuẩn là những điều đáng lo ngại khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu và phần lớn những bệnh nhân này là nam giới.
Ceftolozane 1g và tazobactam 0,5g (Zerbaxa 1,5g),Ceftazidime 2g và avibactam 0,5g (Avycaz 2,5g), Ciprofloxacin, Fosfomycin 3g (chủ yếu được sử dụng ở bệnh nhân nam), Levofloxacin: 250mg/lần/ngày x 10 ngày hoặc 750mg/lần/ngày x 5 ngày, Sulfamethoxazole-Trimethoprim: 1 viên Double-strength, Nitrofurantoin.
Cách phòng tránh cần thiết nhiễm khuẩn tiết niệu
Để phòng tránh việc bị nhiễm trùng đường tiết niệu, một số biện pháp sau như: bổ sung nước cho cơ thể, tránh tình trạng mất nước nhiều ngày, dùng các thực phẩm có chứa những chức năng chống nhiễm trùng như kiwi, nam việt quất, tỏi , sữa chua không đường, trái cây họ cam quýt…
Vùng kín phải được vệ sinh sạch sẽ ( đặc biệt ở nữ giới), khiến cho vi khuẩn không thể lây lan từ hậu môn sang niệu đạo, hạn chế dùng các sản phẩm dành có khả năng gây phản ứng mạnh như dung dịch vệ sinh có khả năng kháng khuẩn mạnh ở vùng sinh dục của phụ nữ.
Không nên nhịn tiểu mỗi khi buồn tiểu, đối với những bệnh nhân tiền sử về hoặc đang bị sỏi thận/tiết niệu phải thường xuyên thăm khám để kiểm tra và tầm soát nhiễm trùng tiểu để điều trị sớm.
Cách chăm sóc người bệnh
Hãy chăm sóc người bệnh theo những cách sau đây: nên khuyến khích người bệnh uống đủ nước, tránh uống cà phê, nước ngọt chứa hàm lượng cafein cao, cố gắng hạ sốt cho người bệnh bằng thuốc hoặc khăn ấm để lau người.
Để giảm cảm giác khó chịu cho bàng quang có thể chườm ấm bụng, thực hiện chế độ ăn giàu chất đạm và các vitamin hoặc nếu bệnh nhân suy thận, giảm ăn hải sản, trứng, sữa tươi… và khuyến khích tăng cường vận động thể chất cho người bệnh.
Kết luận
Nhiễm trùng đường tiết niệu là căn bệnh đáng quan tâm, nếu như đang có những triệu chứng giống như trên, cần phải lưu ý để tránh tình trạng bị viêm nhiễm kết tụ quá lâu và thực hiện phòng chống nhiễm trùng bằng cách vệ sinh vùng kín, uống nhiều nước cũng như quan hệ tình dục đúng cách và hiệu quả để tránh bị nhiễm trùng.