Bệnh nấm da còn được gọi là bệnh nấm, đây là một bệnh ngoài da do các loại virus nấm gây ra. Nấm sống ở khắp mọi nơi và có thể được tìm thấy trong thực vật, đất và thậm chí trên làn da của người. Những sinh vật nhỏ này thường không gây ra bất kỳ vấn đề gì trừ trường hợp chúng sinh sôi nhanh hơn hoặc xâm nhập vào bên trong da qua một vết cắt hoặc tổn thương.
Bị nấm da là gì?
Bệnh nấm da là một bệnh thường thấy ở Việt Nam, do nước ta nằm trong vùng nhiệt đới nên thích hợp cho các loại nấm phát triển. Đây là một trong những bệnh nhiễm trùng da phổ biến do các vi nấm dermatophytes gây nhiễm trùng ở mô keratin hóa như da, lông, móng tay…
Thông thường nhiều sợi nấm liên kết với nhau tạo thành búi nấm, khi sợi nấm đã già hoặc chết đi thì búi nấm sẽ hình thành bào tử. Trên da người, nấm đặc biệt phát triển ở vùng da bị ẩm ướt, có nhiều mồ hôi như bẹn, kẽ các ngón chân, tay,…
Khi bị nấm da, da sẽ xuất hiện dạng vòng tròn, đóng vảy, ngứa ngáy, sưng đỏ… Theo thời gian, các chỗ bị nấm sẽ dần lan rộng ra, chồng chéo lên nhau, trong quá trình sống sợi nấm dần phát triển và tiết ra độc tố kích thích da gây ngứa.
Các loại nấm da
Hiện nay, các nhà khoa học đã tìm ra rất nhiều loại nấm da thường gặp ở người và động vật, cùng xem các loại đó là gì thông qua bài viết dưới đây.
Nấm thân
Nấm thân còn gọi là nấm gây bệnh hắc lào, vị trí thường gặp là những vùng da kín, thường xuyên có nhiều tuyến mồ hôi ẩm ướt như bẹn, mông… sau đó dần lan ra toàn thân. Bệnh gây ngứa đỏ, lan rộng thành nhiều vòng cung, khi mắc bệnh này thì không nên gãi và tự ý bôi thuốc sẽ khiến bệnh lan rộng hơn và khó điều trị.
Nấm thân có khả năng gây bệnh cho người khác thông qua việc sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt như: khăn tắm, quần áo, chăn mền… Vì vậy cần lưu ý giữ vệ sinh và phơi nắng quần áo, chăn mền để hạn chế loại nấm này phát triển gây bệnh.
Nấm móng
Nấm móng còn có tên gọi khác là nấm da unguium, là một bệnh nhiễm trùng do các loại vi nấm trichophyton ở móng tay hoặc móng chân gây nên, nó tạo vết thương ở góc móng hoặc ở 2 bên cánh của móng. Biểu hiện của nấm móng là móng bị mất màu bóng, trên mặt móng bị lỗ chỗ hoặc thành các rãnh, móng ngày càng chuyển màu vàng đục theo thời gian.
Triệu chứng của bệnh nấm da này bao gồm đổi màu da, thường là vàng hoặc trắng, móng trở nên giòn hoặc trở nên dễ gãy hơn. Nấm thân có khả năng lây từ móng của ngón này sang sang móng của ngón khác trên cơ thể người
Dưới rãnh móng có chất bột vụn điều này làm cho móng ngày càng bị xù xì, chuyển màu vàng hoặc đục. Bệnh nấm móng không được điều sẽ kéo dài trong khoảng thời gian khá lâu. Ngoài ra, còn có loại nấm tên là candida albicans gây nên, nấm này làm tổn thương trong góc móng, móng mọc ra bị lồi, da vùng góc móng cũng bị tổn thương, đôi khi có mủ.
Bệnh lang ben
Bệnh lang ben là một loại bệnh do các nấm men gây ra, các mảng da đổi màu trắng hình bầu dục nhỏ phát triển trên da người. Nguyên nhân là do sự phát triển của một loại nấm có tên là Malassezia, bệnh lang ben thường có 2 dạng: dạng màu trắng và dạng màu đen.
Những mảng da đổi màu thường xuất hiện ở lưng, ngực và cánh tay trên, các mảng da bị lang ben sẽ sáng hơn hoặc tối hơn so với phần còn lại của da và có thể có màu đỏ, rám nắng hoặc nâu. Tại những vị trí này thường bị ngứa, bong tróc hoặc có rất nhiều vảy. Bệnh nấm da này thường xảy ra vào mùa hè hoặc ở những vùng ẩm ướt, bệnh lang ben có thể tái phát sau khi điều trị.
Một số loại nấm khác
Ngoài một số loại nấm liệt kê ở trên thì nấm da đầu cũng là một loại nấm phổ biến ở người, loại nấm này ảnh hưởng đến da đầu và các sợi tóc phổ biến ở trẻ nhỏ. Không những thế, còn có nấm Candida ở da, loại này tồn tại tự nhiên trên da và bên trong cơ thể người, đặc biệt sự lây lan của nó thì rất nhanh chóng và có thể tái phát sau khi điều trị.
Nấm chân thường được phát triển giữa các ngón chân, bệnh nấm da chân là một bệnh khá phổ biến ở người với các triệu chứng điển hình như ngứa, cảm giác nóng, châm chích giữa các ngón hoặc lòng bàn chân. Tuy các loại nấm này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng mang lại cảm giác vô cùng khó chịu đối với người bệnh.
Nguyên nhân bệnh bệnh nấm da
Bệnh nấm da được lây lan qua rất nhiều con đường như từ người qua người, từ động vật qua người, tiếp xúc trực tiếp với các loại vi nấm, đồ vật nhiễm nấm gây qua người, đây đều là những nguyên nhân thường gặp gây nên bệnh nấm.
Bệnh nấm da do không vệ sinh sạch sẽ
Vấn đề vệ sinh không sạch sẽ có thể dẫn đến nhiều loại bệnh không chỉ bị nấm da. Bạn sẽ dễ mắc bệnh này khi không tắm rửa hàng ngày, không gội đầu thường xuyên, không vệ sinh những vùng kín sạch sẽ, để tay chân bẩn ngay sau khi ăn uống, đi vệ sinh.
Không những thế, bạn có thể bị nấm da do mồ hôi hoặc để da ẩm ướt trong nhiều trường hợp sau: để tóc ướt sau khi tắm đi ngủ, đi chân trần ở những nơi có chất tẩy mạnh, sử dụng chung các nhà vệ sinh công cộng ẩm ướt, không rửa chân sau khi chảy mồ hôi… Đây là một số các nguyên nhân thường gặp mà mọi người dễ mắc phải nhất.
Mắc bệnh nấm da khi sử dụng chung đồ với người bệnh
Vì virus nấm có thể bám trên các vật dụng, đồ dùng cá nhân và nó có khả năng lây lan sang người rất cao. Do đó nếu bạn cần hạn chế sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, dao cạo, chăn mền,… với người mắc bệnh để hạn chế nhiễm bệnh ngoài ý muốn. Vệ sinh sạch sẽ các đồ dùng cá nhân, cất giữ, sát trùng kỹ lưỡng sau khi sử dụng chúng.
Mắc bệnh nấm da do tiếp xúc với các loại thú cưng
Các loại vi nấm có thể sống ký sinh trên các cơ thể của thú cưng như chó, mèo… Khi bạn tiếp xúc quá gần với những con vật này thì có nguy cơ mắc nấm da rất cao do nấm có thể lây truyền từ chúng sang cơ thể người.
Triệu chứng bệnh nấm da
Triệu chứng đầu tiên cho thấy bạn đã mắc bệnh nấm da chính là ngứa làm cho bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu. Họ thường gãi làm lây lan mầm bệnh, không những thế có thể làm nhiễm trùng da gây lở loét và căn bệnh sẽ trở nên khó điều trị hơn.
Tùy vào các loại nấm da mà có các triệu chứng riêng, đối với nấm thân thì thường xuất hiện những đốm da tròn, đổi màu và rất ngứa, đối với bệnh lang ben thì da xuất hiện những đốm hình bầu dục có màu khác so với màu da bình thường của cơ thể. Khi thấy những triệu chứng này bạn nên cần đến các trung tâm y tế để nhận được sự tư vấn của các bác sĩ.
Một số biến chứng của bệnh nấm da
Bệnh nấm da thường ít gây ảnh hưởng đến các cơ quan của cơ thể và rất ít khi nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nó sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người mắc phải nó, đem lại cảm giác vô cùng khó chịu.
Bệnh này thường để lại các biến chứng cho người bệnh như ảnh hưởng đến thẩm mỹ, bởi vùng da bị nấm sẽ sưng ửng đỏ hoặc có thể làm khác màu da bình thường của người, ảnh hưởng một phần đến tính thẩm mỹ. Không những thế nó còn gây tái phát sau khi đã điều trị khỏi, đây là điều không ai mong muốn.
Ngoài ra, nó còn gây khó chịu cho người bệnh như ngứa, đau nhức như bị kim chích vào, làm tổn thương da, chảy máu. Tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi nấm làm bội nhiễm da.
Cách chuẩn đoán bệnh nấm da
Chuẩn đoán bệnh cần dựa vào các yếu tố dịch tễ, biểu hiện thương tổn trên lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán. Yếu tố dịch tễ như tiếp xúc người mắc bệnh nấm, nấm móng và một số loại nấm phổ biến khác…
Các biện pháp xét nghiệm chẩn đoán có thể sử dụng như Soi đèn Wood, Nuôi cấy và phân lập vi nấm, Phản ứng PCR, Mô bệnh học,… Ta cần chẩn đoán để phân biệt bệnh nấm da với một số thương tổn hại đến da như viêm da do các loại vi khuẩn, viêm nang lông.
Đâu là cách điều trị bệnh nấm da hiệu quả nhất?
Sử dụng thuốc kháng nấm liên tục và đầy đủ liều lượng, kết hợp với các vệ sinh sạch sẽ và chăm sóc tại chỗ, tuân thủ điều trị. Và áp dụng các biện pháp phòng bệnh nhằm ngăn ngừa sự lây lan cho người khác.
Có thể bôi một số loại thuốc được các bác sĩ chỉ định như thuốc mỡ Benzosali, thuốc uống Griseofulvin, Terbinafin, Itraconazole, thuốc nước như BSI, ASA. Cần chú ý các tác dụng phụ của thuốc trên các cơ quan khác khi sử dụng thuốc kháng nấm trong thời gian dài.
Kiểm soát bệnh nấm da qua lối sống như thế nào?
Con người nên có lối sống lành mạnh và chăm sóc bản thân kỹ càng hơn, điều này đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh nấm da. Để điều trị bệnh này bạn cần lưu ý những điều sau: giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, lựa chọn những sản phẩm tắm gội phù hợp với bạn, không dùng chung các đồ dùng cá nhân với người khác, dọn dẹp sạch sẽ môi trường sống, sử dụng các thực phẩm tăng hệ thống miễn dịch…
Nấm da thường xuất hiện vào mùa nào?
Bệnh nấm da thường được xuất hiện vào mùa hè hay vào mùa mưa có nhiệt độ ẩm ướt thích hợp cho các loại vi nấm phát triển mạnh. Khí hậu Việt Nam là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm này sinh trưởng và lây lan nhanh chóng vì nước ta thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm.
Kết luận
Bệnh nấm da là một loại bệnh phổ biến ở người và động vật trên khắp thế giới, tuy ít gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng loại bệnh này lây lan một cách nhanh chóng. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn có thể hiểu thêm về căn bệnh và cách điều trị cũng như các cách phòng ngừa bệnh tránh mắc bệnh.