Cồn sát khuẩn được sử dụng rộng rãi ở khắp mọi nơi từ đời sống thường ngày đến những cơ sở y tế. Loại cồn này được sử dụng đa dạng khi có thể sát khuẩn tay, sát khuẩn tay hay dùng để sát khuẩn những dụng cụ y tế. Và việc sát khuẩn là một trong nhiều bước để giúp giữ gìn vệ sinh và bảo đảm an toàn.
Cồn sát khuẩn là gì?
Cồn sát khuẩn được là loại cồn được sử dụng trong y tế với vai trò là một chất khử trùng, còn khi sử dụng trong đời sống thì đây được xem như một dung dịch để sát khuẩn tay. Trong y tế, loại cồn này sẽ được bôi lên da trước khi bác sĩ thực hiện tiêm hay thực hiện một ca phẫu thuật.
Tuy nhiên, trên thị trường cũng có rất nhiều loại cồn khác nhau với những công dụng nhất định. Khi chọn mua cồn dùng để sát khuẩn nên lưu ý rằng loại cồn phổ biến để sát khuẩn là cồn ethanol, còn một loại cồn công nghiệp là methanol là hóa chất độc hại, không được dùng để sát khuẩn.
Loại cồn sát khuẩn nào cho tác dụng tốt hơn?
Hiện nay, trên thị trường có hai loại cồn được sản xuất và mua bán rộng rãi đó là cồn 70 độ và cồn 90 độ. Tuy vậy nhiều người vẫn còn băn khoăn khi không biết sử dụng loại cồn nào để diệt khuẩn. Dưới đây là những thông tin về hai loại cồn này để bạn có thể dễ dàng cân nhắc, lựa chọn.
Cồn 70 độ
Cồn sát khuẩn 70 độ hay còn gọi là cồn y tế 70 độ được dùng với mục đích là sát trùng da, sát trùng một số dụng cụ y tế rất phổ biến. Tuy nhiên khi sát trùng những loại vết thương hở, vết bỏng nặng thì cũng cần phải lưu ý và cẩn trọng.
Cồn y tế hay được gọi là cồn ethanol, với công thức hoá học là C2H5OH hoặc C2H6O. Loại cồn này được bào chế dưới dạng dung dịch, được đóng chai với các thể tích khác nhau để dễ dàng phù hợp với những mục đích sử dụng khác nhau. Tuỳ từng chai mà có hàm lượng khác nhau như: 10ml, 50ml, 60ml, 100ml hay 500ml,..
Tuy được pha từ những nồng độ khác nhau trong khoảng từ 60% đến 90% đều có thể dùng để sát khuẩn nhưng theo khuyến cáo thì độ cồn 70% có khả năng sát khuẩn tốt nhất.
Cơ chế hoạt động chính là gây biến tính protein của vi sinh vật, diệt khuẩn và siêu vị nhưng không có tác dụng trên bảo tử. Những loại có nồng độ cồn cao hơn cũng gây biến tính nhưng lại vô tình tạo ra một lớp bọc bên ngoài nhằm bảo vệ vi khuẩn khỏi tác dụng của cồn và sẽ dễ bay hơn nên giảm đi hiệu quả sát khuẩn.
Và đa số loại nước rửa tay trên thị trường đều sử dụng cồn có nồng độ từ 70% hoặc 75%. Lưu ý khi sát khuẩn cho trẻ em dưới 2 tháng tuổi thì không sử dụng các loại cồn sát khuẩn có chứa Chlorhexidine.
Cồn 90 độ
Cồn 90 độ là loại dung dịch được kết hợp từ ethanol 96% và nước tinh khiết tạo thành. Cồn được chỉ định cũng dùng để sát trùng vết thương ngoài da và khử trùng các dụng cụ y tế đã qua sử dụng.
Nên lưu ý khi sử dụng cồn 90 độ vì nếu sử dụng quá lượng chất cho phép có thể gây kích ứng trên da và những sự cố không đáng có. Các loại cồn sát khuẩn 90 này thường được đóng vào chai với dung tích 60ml với giá thành khá rẻ và có thể tìm mua dễ dàng tại nhiều cơ sở y tế cũng như là hiệu thuốc.
Và ở cồn 90 độ do có hàm lượng nước rất thấp nên không thể giữ ở da lâu, dễ bay hơi. Tuy có hàm lượng nồng độ cồn cao hơn cồn 70 độ nhưng hiệu quả sát khuẩn không tốt bằng và dễ gây ra hiện tượng nóng rát da.
Rửa tay bằng cồn sát khuẩn trong bao nhiêu giây?
Khi sử dụng các loại dung dịch có cồn để làm sạch tay, để sát khuẩn bạn nên thực hiện trong thời gian ít nhất là 30 giây. Trong thời gian đó, hay chà xát và đảm bảo tất cả các vị trí trên tay đều được tiếp xúc với chất khử trùng này và sau đó để khô tự nhiên, không rửa lại bằng nước.
Trong khoảng 3 đến 4 phút sử dụng loại dung dịch này, vi khuẩn sẽ bị bất hoạt. Vì vậy lưu ý trong khoảng thời gian nay vi khuẩn chưa hoàn toàn bị tiêu diệt nên vẫn còn có khả năng lây lan sang người khác.
Bên cạnh thời gian tiếp xúc thì lượng chất khử khuẩn cũng góp một phần quyết định lớn đến khả năng diệt khuẩn. Vậy nên hãy tuân thủ đúng hướng dẫn của từng loại dung dịch theo chỉ định của nhà sản xuất.
Các sản phẩm thường sẽ được dùng trong bệnh viện như: Aniosgel 85 NPC có thể diệt được nhiều chủng virus như Herpes Virus, Rotavirus hay gần nhất là coronavirus trong khoảng thời gian là 30 giây ở điều kiện tiêu chuẩn với hướng dẫn sử dụng 3ml cho 30 giây diệt khuẩn.
Dung dịch rửa tay có những thành phần chính nào?
Với những dung dịch rửa tay sát khuẩn, sẽ chứa 2 đến 4% chlorhexidine hoặc 5 đến 7% povidone iodine hay là 1% triclosan,… những chất này được sử dụng trong rửa tay cho bác sĩ trước khi phẫu thuật. Và các loại dung dịch cồn sát khuẩn đang được sử dụng tại bệnh viện là Microshield 2% và 4%, được sử dụng trong phòng mổ.
Bên cạnh đó, dung dịch khử khuẩn không dùng nước thì sẽ có thể chứa các hoá chất sau: Alcohol chính là cồn, lodine, para, chlorine, hợp chất amoni bậc 4, triclosan,… thường sẽ đi kèm chất dưỡng da. Ngoài các thành phần thường gặp đã được nêu bên trên, người sử dụng cũng có thể tìm ra các tự pha chế, chế tạo dung dịch xịt khử khuẩn tay mà mang lại hiệu quả diệt khuẩn cao.
Có thể làm theo công thức sau, đó là: 1000ml cồn nguyên chất công với 300ml glycerin cùng với 150ml nước (hoặc không cần pha thêm với nước). Những để có được thành phẩm hoàn chỉnh thì bạn cần phải đảm tằng thành phần glycerin không được ít hơn một phần ba dung dịch cồn để tránh tình trạng khô da khi sử dụng nhiều nước rửa tay có cồn.
Kỹ thuật rửa tay bằng dung dịch cồn sát khuẩn
Để rửa tay bằng cồn sát khuẩn cần làm các bước như sau.
Bước 1: lấy 3 đến 5 ml dung dịch rửa tay tuỳ theo quy định của nhà sản xuất cho vào lòng bàn tay.
Bước 2: Chà xát mạnh hai lòng bàn tay với nhau trong vòng 30 giây đến 60 giây. Bên cạnh đó thực hiện thao tác chà lòng bàn tay này lên mu của bàn tay kia và ngược lại để đảm bảo dung dịch có thể tiếp xúc vào toàn bộ bề mặt dạ tay.
Bước 3: Chà hai lòng bàn tay lại một lần nữa sau đó miết mạnh những ngón tay vào các kẽ ngón. Chà xát các mu và các ngón tay này lên lòng bàn tay kia và tiếp tục thực hiện thao tác này ngược lại mu tay để lên sao cho khớp với lòng bàn tay.
Bước 4: Tiếp tục chà xát ngón tay cái của bàn tay này vào trong bàn tay kia và ngược lại để cho lòng bay ôm lấy ngón cái. Và chà xát các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và tiếp tục làm việc lại. Sau quá trình này, tay sẽ dần dần khô và lưu ý không rửa lại bằng nước.
Lưu ý khi đi mua loại dung dịch này, Bộ Y tế đã khuyến cáo người dùng không nên lựa chọn những loại sản phẩm nước rửa tay không rõ nguồn gốc xuất xứ. Và không được mua loại chưa có được sự kiểm nghiệm trước khi sản phẩm đó được đưa ra thị trường vì như vậy sẽ rất khó đảm bảo được độ an toàn và khả năng diệt khuẩn.
Những sai sót thường gặp khi sử dụng nước rửa tay
Rửa tay không đủ thời gian quy định: để sử dụng nước rửa tay một cách hiệu quả, người sử dụng cần chú ý thời gian trong một lần rửa tay sẽ trong khoảng từ 30 giây đến 60 giây cho đến khi tay khô. Và theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới thì lượng dung dịch sử dụng phải đủ cho cả bàn tay và phẩn cổ tay. Và hơn nữa phải đảm bảo dung dịch rửa tay cần đạt được tiêu chuẩn về hiệu quả chống virus.
Sử dụng khi tay ẩm ướt: Nước rửa tay hay dung dịch rửa tay chỉ phát huy tác dụng tốt nhất khi tay đang khô ráo. Khi tay ẩm ướt sẽ rất dễ dẫn tới những phản ứng toả nhiệt và gây kích ứng da.
Đưa tay lên mắt dụi sau khi vừa rửa xong: nhưng chất trong dung dịch không tốt cho mặt, chúng sẽ gây đau nhức mắt, nếu nặng hơn thậm chí còn gây mất thị lực. Vì thế hãy cẩn trọng không để tay tiếp xúc với mắt hay dụi mắt khi vừa rửa tay bằng gel hay sử dụng cồn sát khuẩn.
Lưu ý khi dùng những loại cồn
Sử dụng dung dịch cồn sát khuẩn là một cách hiệu quả nhằm làm giảm khả năng xâm nhập của nhiều loại virus đến cơ thể hiện nay. Nhưng hơn hết người tiêu dùng cần kỹ lượng để chọn cho mình một sản phẩm an toàn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Nên lưu ý rằng dù nó mang lại hiệu quả nhanh chóng cũng như những tiện lợi cho người sử dụng những loại dung dịch này cũng chỉ là một biện pháp thay thế tạm thời để tiêu diệt vi khuẩn, vi sinh hiện nay. Đặc biệt đối với trẻ em, tránh lạm dụng những loại dung dịch khử trùng tay có còn, và để xa tầm tay của chúng tránh trường hợp không mong muốn.
Việc sử dụng dung dịch này quá nhiều sẽ làm giảm độ ẩm vốn có trên tay, sử dụng quá nhiều sẽ gây kháng kháng sinh đối với cơ thể. Và đặc biệt không được dùng sản phẩm này lên những vết thương hở, vết bỏng nặng.
Nhiều người sử dụng có thể bị kích ứng, dị ứng với các thành phần của dung dịch này chính vì vậy cần tìm hiểu kỹ những thành phần, những nguyên liệu được dùng trong dung dịch.
Kết luận
Cồn sát khuẩn là một cách hữu hiệu giúp giảm thiểu khả năng xâm nhập của nhiều loại virus khác nhau. Trên đây chính là những thông tin cơ bản về loại dung dịch này. Hy vọng sẽ giúp ích cho mọi người có thể lựa chọn cho mình một sản phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh những sự cố không đáng có.