Lao phổi được biết đến là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây nhiều biến chứng xấu cho sức khỏe con người luôn được đông đảo người dân và các nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu nhằm tìm cách phòng tránh cho bản thân, gia đình, xã hội.
Bệnh lao là bệnh gì ?
Bệnh lao phổi hay ho lao luôn được xem là câu hỏi của nhiều đọc giả. Căn bệnh này thường được lây nhiễm bởi các bệnh nhân bị một loại vi khuẩn xâm nhập và phá hoại các mô cơ thể, chúng được gọi là Mycobacterium Tuberculosis và có khả năng phát tán qua không khí.
Rất nhiều bệnh nhân thường nhiễm lao phổi vào giai đoạn ủ bệnh, được biết tới là bệnh lao phổi tiềm tàng, và sau một khoảng thời gian tùy vào cơ địa và sức đề kháng của từng người mà vi khuẩn lao phổi có thể bắt đầu hoạt động và tạo ra nhiều triệu chứng bệnh khác nhau từ đó bệnh lao phổi xuất hiện.
Tuy nhiên có nhiều trường hợp đặc biệt như người bệnh có hệ miễn dịch không khỏe do tác động của các bệnh như HIV, ung thư thì căn bệnh sẽ xuất hiện nhanh hơn. Bệnh lao phổi thường sẽ tác động xấu đến phổi nhưng cũng có thể phát tán tới xương, hạch bạch huyết, tim, hệ thần kinh và các bộ phận khác.
Như đã đề cập ở trên,một vài trường hợp đặc biệt, thời gian ủ bệnh của lao phổi sẽ ít hơn bình thường vì bệnh nhân vốn đã có hệ miễn dịch kém. Nguy hiểm hơn, sau khi qua giai đoạn bệnh phát tán hoàn toàn, bệnh lao phổi giờ đây có khả năng truyền nhiễm.
Vậy những nhóm người có khả năng cao bị lây nhiễm bệnh lao phổi bao gồm: những bệnh nhân nhiễm HIV hoặc các bệnh làm suy giảm sức đề kháng, thường xuyên tiếp xúc gần với bệnh nhân lao phổi, người sống và làm việc trong môi trường có người bị lao phổi.
Nguyên nhân gây bệnh lao phổi
Tác nhân chủ yêu gây ra bệnh lao phổi là vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis hay còn được biết với cái tên vi khuẩn hiếu khí có tên viết tắt là MTB phát tán từ người này sang người khác thông qua các giọt siêu nhỏ lan tỏa trong không khí.
Sau khi tiến vào được trong cơ thể con người, vi khuẩn MTB không ngay tức thì tác động mà có xu hướng tiến vào trạng thái ngủ động – được gọi là giai đoạn ủ bệnh. Trong nhiều trường hợp, thời gian này sẽ không xuất hiện triệu chứng rõ rệt và cũng chưa có khả năng phơi nhiễm với người khác.
Tuy nhiên khi bệnh được làm xét nghiệm lâm sàng, thì kết quả nhận được chắc chắn là dương tính dù không có triệu chứng nào của bệnh. May mắn thay, nếu bệnh được phát hiện sớm và được làm các phương pháp chữa bệnh kịp thời ngay từ giai đoạn ủ bệnh thì xác suất mắc lao phổi sẽ được giảm đi rất nhiều.
Theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, xác suất cứ mười bệnh nhân nhiễm khuẩn MTB thì sẽ có 1 trường hợp sẽ bị cấu thành bệnh. Lý do là khuẩn gây bệnh không hoạt động tức khắc mà sẽ đợi tới khi sức đề kháng của cơ thể giảm đi và mất khả năng chống cự lại đặc biệt thường ở người cao tuổi và người có bệnh nền.
Dấu hiệu của bệnh lao phổi
Rất nhiều đọc giả luôn thắc mắc với câu hỏi làm cách nào để biết bản thân có nhiễm hay không? Dấu hiệu và triệu chứng của loại bệnh này bao gồm những gì? Sau đây là các thông tin thiết yếu về những khuất mắc trên.
Ho thời gian dài, triệu chứng đầu tiên của bệnh
Khi các khuẩn cầu trong thời gian ủ bệnh sẽ không bao giờ có các triệu chứng cụ thể nào. Lý do là vì các dấu hiệu của bệnh thường bắt đầu hình thành khi các khuẩn cầu lớn lên trong cơ thể.
Triệu chứng của bệnh thường dễ bị hiểu lầm với một số bệnh về đường phế quản khác. Rất nhiều trường hợp, bệnh nhân lầm tưởng với những triệu chứng của viêm họng, đau rát họng và bệnh viêm phổi phổ biến, vì các lý do trên mà lao phổi bị bỏ sót và không được tìm ra ngay từ giai đoạn đầu.
Vì thế nếu là các bệnh liên quan tới hệ hô hấp như cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản phổi, amidan thường có chung một triệu chứng là ho, tuy nhiên nếu bệnh nhân đã điều trị bằng kháng sinh mà vẫn còn ho dai dẳng trong từ 3 đến 4 tuần thì rất có thể là lao phổi.
Thường xuyên khạc đờm, dấu hiệu của bệnh ?
Bởi vì đờm là kết quả khi phế quản hay phổi đã bị viêm nhiễm. Triệu chứng của bệnh lao này cũng dễ gây lầm tưởng với các bệnh lý phổ biến, tuy nhiên việc tăng nhanh xuất nhiều tiết bao gồm dịch nhầy, máu mủ trong khoảng thời gian lâu dài thì nên đi khám để xác định chính xác bệnh lý.
Lý do là vì bài tiết nhiều dịch đờm và phải khạc nhổ nhiều lần cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lao phổi mà quý độc giả nên chú ý đến để có thể có được những biện pháp điều trị sớm nhất trước khi có diễn biến xấu hơn xảy ra.
Bệnh lao phổi phát tán qua con đường nào?
Theo những nghiên cứu từ các chuyên gia và tiến sĩ đầu ngành, vi khuẩn lao thường có xu hướng xâm nhập vào phổi của bệnh nhân chủ yếu qua 2 hướng chính như sau đây:
Căn bệnh truyền nhiễm qua hệ hô hấp
Như quan niệm đã phổ biến, con đường phơi nhiễm lao phổi có nguy cơ cao nhất là từ người này sang người kia, phổ biến nhất là bạn chỉ cần tiếp xúc gần với bệnh nhân thông qua có việc nói chuyện, thì khả năng bị lây nhiễm là rất cao.
Chưa kể sự lan truyền còn nhanh hơn khi có các hành động ho, khạc nhổ, hắt hơi từ bệnh nhân. Từ đó những khẩu cầu này sẽ nhanh chóng tiến sau vào cơ thể và bắt đầu quá trình tạo nên bệnh
Truyền từ mẹ sang con, một hình thức lây lan của bệnh
Đáng tiếc rằng nếu thai phụ bị nhiễm bệnh trong giai đoạn mang bầu thì khả năng cao thai nhi sẽ bị vạ lây thông qua đường tĩnh mạch rốn. Tuy nhiên cũng không nên quá lo lắng vì xác suất lây qua đường này không là 100%.
Vì vậy gia đình các thai phụ luôn phải giám sát kỹ lưỡng cũng như thực hiện đúng yêu cầu và các kiến nghị của bác sĩ để bài trừ khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con một cách tối đa
Bệnh lao phổi dễ thấy ở nhóm đối tượng nào?
Một điều đáng lưu tâm chính là lao phổi có thể lây lan cho bất kỳ bộ phần người nào trong mọi lứa tuổi khác nhau và khả năng mắc bệnh sẽ tăng cao nếu người có các nhân tố bệnh nền.
Những người đã bị suy giảm hệ miễn dịch đáng kể do bị nhiễm các bệnh như HIV, ung thư và các bệnh mãn tính như loét dạ dày tá tràng, đái tháo đường. Người thường xuyên tiếp xúc với nguồn bệnh và dễ bị nhất là trẻ em.
Những nhóm người đã và đang bị nghiện các chất kích thích như ma túy, rượu thuốc và những người thường xuyên sử dụng chất ức chế thời gian dài như corticosteroid, hóa chất điều trị ung thư.
Làm thế nào để phòng ngừa hiệu quả bệnh lao phổi?
Sau khi biết được nguyên nhân gây ra căn bệnh lao phổi thì giờ đây chắc hẳn đọc giả sẽ muốn biết thêm về các biện pháp làm sao để có thể phòng tránh được căn bệnh này thì bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc đó.
Các biện pháp vật lý
Nên chú ý che kín miệng khi hắt hơi và tiếp đó nên vệ sinh tay thật sạch với chất tẩy như xà phòng trước, đặc biệt lưu ý thực hiện trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tiếp đó, khi có việc tiếp cận người có bệnh lý nên chắc chắn đeo khẩu trang.
Tuyệt đối không sử dụng chung khu vực với người bệnh, luôn luôn tách đồ dùng cá nhân riêng biệt và cách ly người bệnh trong phòng riêng cũng như hạn chế đưa họ đến nơi công cộng
Hãy luôn ưu tiên thực hiện lối sống tốt cho sức khỏe như kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, thường xuyên vận động cơ thể và tránh xa các chất kích thích có hại như rượu biện
Liệu pháp ngăn ngừa bằng thuốc
Hãy tạo mọi điều kiện để mọi thành viên trong gia đình đều được tiêm phòng bệnh, đặc biệt là đối tượng các cháu nhỏ tuổi phải được tiêm BCG để phòng ngừa lao một cách tốt nhất, trên hết luôn hẹn lịch khám định kỳ để biết rõ cơ thể bản thân.
Bệnh lao phổi có các kỹ thuật chẩn đoán nào?
Các bệnh viện lớn sẽ luôn có các phương pháp để đưa ra phán đoán chuẩn xác nhất về việc bệnh nhân có hay không phơi nhiễm mầm bệnh, sau đây là một số cách phổ biến:
Nhuộm soi phương pháp xét nghiệm đáng tin cậy
Phương pháp này thường được dùng để tìm ra vi khuẩn kháng cồn, được biết tới với cái tên Acid Fast Bacilli – AFB. Kỹ thuật này có nhiều mặt ưu việt trong việc khả năng hoàn thành dễ, cho kết quả nhanh lẹ và phù hợp với túi tiền của nhiều hộ gia đình
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số khuyết điểm cần khắc phục như độ nhạy không cao, có chỉ số trung bình đạt 35% tới 45% khi làm một mẫu bệnh phẩm, chỉ số này tăng cao lên 65 tới 75% khi mẫu bệnh nhiều hơn 2.
Sinh học phân tử một trong những phương pháp chính xác cao
Có tên gọi là PCR lao, thường được đánh giá trên sự xuất hiện của đoạn gen IS6110 của vi khuẩn Lao để tìm ra sự vi khuẩn lao trong mẫu bệnh phẩm. Kỹ thuật này thường kèm theo thế mạnh về độ nhạy và đặc hiệu cao tuy nhiên lại khá đắt đỏ vì yêu cầu trang thiết bị công nghệ cao.
Các cách trị liệu lao phổi hữu hiệu
Bệnh lao phổi có thể được điều trị tại nhà nếu bệnh nhân vẫn chưa có triệu chứng nghiệm trọng, cơ thể vốn có hệ miễn dịch cao và cam kết làm theo phác đồ chữa trị do bác sĩ cung cấp. Tuy nhiên cần đưa tới bệnh viện nếu điều kiện cách ly ở nhà không tốt và xuất hiện nhiều triệu chứng đe dọa tới tính mạng.
Việc trị liệu quan trọng nhất về ý chí và sự kiên định của bệnh nhân cũng như gia đình, trên hết sự quan tâm, giúp đỡ đến từ những người xung quanh luôn là động lực to lớn cho các bệnh nhân vượt qua nghịch cảnh.
Kết luận
Lao phổi là căn bệnh nguy hiểm mang tính lây lan cực cao kèm theo đó là hàng loạt triệu chứng đe dọa tính mạng con người tuy nhiên với nền khoa học công nghệ hiện đại đã có nhiều liệu pháp chữa trị tuy vậy người dân luôn phải trên tinh thần phòng bệnh là điều ưu tiên.