Gần đây, dư luận xôn xao về loại vi khuẩn ăn thịt người gây ra bệnh Whitmore – loại bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong. Điều này gây hoang mang, lo lắng đến người dân. Tuy nhiên thực tế thì vi khuẩn gây bệnh Whitmore không phải là vi khuẩn ăn thịt người như mọi người đồn đoán. Cùng phân biệt vi khuẩn ăn thịt người với vi khuẩn gây bệnh Whitmore qua bài viết dưới đây!
Vi khuẩn ăn thịt người có phải là vi khuẩn gây bệnh Whitmore?
Đại diện Cục Y tế dự phòng cho biết, vi khuẩn gây bệnh Whitmore là một vi khuẩn có tên Burkholderia pseudomallei, gây chết người do viêm phổi, nhiễm trùng máu và trong trường hợp nặng nhất là suy nội tạng khi không được điều trị kịp thời và đúng cách. Loại vi khuẩn này tồn tại có khả năng kháng nhiều loại kháng sinh thông thường, trong khi đó hệ miễn dịch của cơ thể không thể chống lại vi khuẩn này một cách hiệu quả.
Vi khuẩn gây bệnh Whitmore được liệt vào danh sách vi khuẩn có tính khủng bố sinh học vì mức độ nguy hiểm vô cùng của nó
Vi khuẩn gây bệnh Whitmore gây bệnh như thế nào?
Vi khuẩn Whitmore tấn công vào cơ thể gây viêm, áp xe ở các cơ quan trên cơ thể giống với các căn nguyên gây bệnh truyền nhiễm khác. Loại vi khuẩn này được tìm thấy và xâm nhập vào cơ thể người qua việc chúng ta tiếp xúc trực tiếp với nguồn môi trường như nước đất, không khí có tồn tại vi khuẩn, đặc biệt là các vùng nước, đất bẩn.
Bệnh Whitmore lây truyền qua đường nào?
Chúng ta hoàn toàn có thể lây nhiễm bệnh Whitmore thông qua hít thở, uống phải nước nhiễm khuẩn, tiếp xúc với đất nhiễm khuẩn. Đặc biệt là khi có vết trầy xước trên da thì nguy cơ lây nhiễm bệnh càng cao và nhanh tiến triển bệnh hơn.
Bệnh hiếm khi lây nhiễm giữa người và người, chủ yếu truyền từ môi trường vào gây bệnh cho người. Tuy nhiên, khi sử dụng chung kim tiêm hoặc quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh thì bệnh Whitmore có thể lây từ người sang người một cách dễ dàng.
Ngoài ra một số động vật như cừu, dê, ngựa, chó, mèo… cũng là nguồn gây bệnh mà chúng ta cần chú ý.
Bệnh Whitmore nguy hiểm thế nào?
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh của Mỹ, người nhiễm vi khuẩn bệnh Whitmore nếu không được điều trị thì cứ 10 người nhiễm sẽ có 9 người tử vong. Tuy nhiên, khi người bệnh được điều trị đúng kháng sinh thì con số tỷ vong vẫn ở mức 4 người trên 10 người. Tỷ lệ tử vong có thể giảm xuống chỉ còn 2/ 10 người khi bệnh nhân được điều trị trong điều kiện y tế tốt, chăm sóc tích cực, điều trị kịp thời và hiệu quả.
Theo nghiên cứu, thực chất vi khuẩn Whitmore có đến 30 vi khuẩn khác nhau gây bệnh viêm mô hoại tử. Tuy nhiên loại vi khuẩn thường gặp là Vibiro vulnificus trong nước mặn, Aeromonas hydrophila trong nước ngọt, liên cầu nhóm A trên da. Các loại này khiến hoại tử mô mềm trên cơ thể cực nhanh, nếu không được ngăn chặn kịp thời thì tốc độ lan bệnh rất nhanh gây hệ quả phải cắt bỏ hoàn toàn bộ phận bị vi khuẩn xâm nhập để bảo vệ các phần cơ thể khác của bệnh nhân.
Bên cạnh đó, thủ phạm gây bệnh Whitmore là vi khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei gây viêm nhiễm trùng da, gây áp xe, viêm loét da. Đồng thời gây viêm phổi, nhiễm trùng xương khớp, hệ thần kinh, gan, lách, tuyến tiền liệt, nhiễm trùng huyết cho người bệnh đã nhiễm vi khuẩn. Bệnh nhân có thể được chữa khỏi nhưng tỷ lệ không cao, bệnh dễ tái phát và có thể tử vong nhanh chóng trong vòng 48 tiếng kể từ khi phát hiện bệnh.
Triệu chứng của bệnh Whitmore
Bệnh có các triệu chứng, dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lao phổi, viêm phổi. Đó là lý do người bệnh thường được can thiệp điều trị muộn vì chủ quan và không biết chính xác triệu chứng. Khi nhận thấy các dấu hiệu sau đây, người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay để khám và kết luận tình trạng:
- Nhiễm trùng tại chỗ, có hiện tượng sưng, đau, sốt, loét, áp xe
- Ho, đau ngực, sốt cao, đau đầu, chán ăn, biểu hiện gần giống viêm phổi
- Nhiễm trùng huyết với triệu chứng đau đầu, suy hô hấp, chướng bụng, đau khớp, rối loạn ý thức.
- Sốt, sụt cân nhanh, đau bụng, đau ngực, đau cơ khớp, co giật, đau đầu
Các triệu chứng ngày thường xuất hiện kéo dài từ 2-4 tuần sau khi tiếp xúc với nguồn vi khuẩn gây bệnh, Thời gian ủ bệnh thông thường từ 1- 21 ngày , trung bình là 9 ngày. Tuy nhiên có trường hợp ủ bệnh cả năm với các dấu hiệu lặp đi lặp lại.
Điều trị bệnh Whitmore
Người bệnh nhiễm khuẩn Whitmore sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh truyền đường tĩnh mạch trong 10- 14 ngày, sau đó chuyển qua kháng sinh đường uống trong 3- 6 tháng hoặc lâu hơn tùy vào tình trạng tiến triển bệnh. Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định một số loại kháng sinh phù hợp như:
- Kháng sinh đường tĩnh mạch: Ceftazidime mỗi 6-8 giờ hoặc Meropenem mỗi 8 giờ.
- Kháng sinh đường uống: Trimethoprim-sulfamethoxazole mỗi 12 giờ hoặc Amoxicillin/clavulanic acid mỗi 8 giờ.
Phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn Whitmore bằng cách nào?
Như đã nói ở trên, nguyên nhân gây bệnh Whitmore là lân truyền vi khuẩn từ nguồn đất nước bẩn có chứa vi khuẩn, bởi vậy để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, chúng ta cần:
- Không nên tiếp xúc trực tiếp với đất nước bẩn, ứ đọng lâu ngày, đặc biệt là khi có vết thương ngoài da, vết trầy xước, chảy máu.
- Nên mang dụng cụ bảo hộ lao động khi làm nông nghiệp để ngăn ngừa nhiễm trùng qua chân tay
- Cần đảm bảo bảo hộ khi tiếp xúc với người bệnh để ngăn chặn tối đa sự nhiễm trùng, đặc biệt đối với nhân viên y tế, bác sĩ khi tiếp xúc với người bệnh.
Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh whitmore một cách hiệu quả khi biết đầy đủ thông tin về vi khuẩn ăn thịt người và vi khuẩn gây bệnh Whitmore. Không nên quá hoang mang lo lắng vì sự đồn vi khuẩn ăn thịt người và cũng không thể chủ quan với các dấu hiệu, triệu chứng gây nhầm lẫn của bệnh.