Phân bón là yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết cho quá trình sinh trưởng của thực vật. Và phân vi sinh vật cố định đạm cũng là một loại phân bón được nhiều người nông dân sử dụng. Cùng chúng tôi tìm hiểu về loại phân bón này với tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng và tăng năng suất cho cây trồng.
Khái niệm của phân vi sinh vật đạm
Phân vi sinh vật cố định đạm là một loại phân có các thành phần chứa chủng vi sinh vật cố định Nitơ. Nó là loài sinh vật nhân sơ có khả năng chuyển hóa Nitơ từ khí quyển thành các chất cố định và bổ sung cho thực vật.
Trong chất đạm có chứa thành phần dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Chính vì thế, người dân cần chú trọng và bổ sung kịp thời lượng đạm đầy đủ cho cây trồng.
Như chúng ta đã biết, lượng Nitơ có trong đất trồng là rất ít, và nguồn dự trữ Nitơ trong tự nhiên chủ yếu tồn tại nhiều ở không khí. Vì thế mà cây trồng rất khó để hấp thụ được. Tuy nhiên, phân vi sinh vật cố định đạm sẽ hỗ trợ cây hấp thụ được tối đa lượng Nitơ để có thể sinh trưởng tốt.
Vi sinh vật cố định đạm gồm những loại nào?
Theo khoa học, có tới 3 loại vi khuẩn phổ biến có tác dụng hỗ trợ, cố định Nitơ giúp ích cho cây như:
Phân vi sinh cố định đạm nốt sần
Chúng là những vi khuẩn không tạo bào tử và chủ yếu nằm trong nhóm vi khuẩn Rhizobium – sống trong các rễ cây họ đậu. Đặc điểm dễ thấy của chúng là có thể đồng hóa các loại nguồn Cacbon khác nhau.
Chúng sẽ thực hiện quá trình biến đổi Nitơ trong không khí thành amoniac và cung cấp các chất hữu cơ như: ureide, glutamine…cho cây. Ngược lại, cây cũng sẽ cung cấp các hợp chất hữu cơ phục vụ cho vi khuẩn trong quá trình quang hợp. Đây được coi mà một mối quan hệ hỗ trợ, làm tiền đề để cùng nhau phát triển giữa vi khuẩn nốt sần và cây chủ.
Trong thiên nhiên, còn một số loài thực vật khác cũng có chức năng cố định đạm, tuy nhiên chúng được xếp vào nhóm xạ khuẩn – Actinomycetes vì chúng không sống theo dạng cộng sinh.
Trong quá trình quang hợp, cây cần cung cấp các hoạt động sống cho vi khuẩn, còn vi khuẩn thì có vai trò cố định Nitơ tự do từ không khí, chuyển đổi thành chất đạm cung cấp cho cây. Chính vì thế mà những nốt sần ở cây họ nhà đậu được người dân ví như những nhà máy sản xuất và cung cấp đạm.
Phân vi sinh cố định đạm – vi khuẩn tự do
Đây là nhóm vi khuẩn chủ yếu tập trung ở các loại cây thuộc họ hòa thảo và vùng rễ lúa. Cũng như các nhóm vi sinh vật cố định đạm, nó có tác dụng hỗ trợ cây trồng phát triển tốt và hạn chế tối đa sự thất thoát lượng đạm cần thiết.
Chúng sống tập trung ở các loại ngũ cốc quan trọng về mặt nông học như: gạo, lúa, mì,…Nó cố định một lượng lớn Nito trong quá trình sinh quyển của cây chủ và hỗ trợ cây phát triển tốt và hạn chế sự thất thoát lượng đạm hóa học.
Azotobacter – Cố định đạm nhờ sinh vật
Vi khuẩn Azotobacter cố định Nitơ sống tự do trong đất và được xếp vào nhóm vi khuẩn Gram âm, không sinh bào tử. Là một vi khuẩn có nhiều tác dụng vượt trội nhất trong các loại vi khuẩn cố định đạm.
Trong 3 loại vi khuẩn trên, đây là nhóm vi khuẩn đang được nghiên cứu và ứng dụng nhiều nhất trong sản xuất phân bón sinh học bởi những tác dụng vượt trội hơn hẳn so với hai loại được liệt kê ở trên. Ngoài ra, nhờ khả năng cố định Nitơ của chúng sẽ giúp chúng sản sinh ra các chất kích thích sinh trưởng thực vật và kích thích nảy mầm.
Phân vi sinh cố định đạm nhờ sinh vật dị dưỡng
Có rất nhiều loại sinh vật dị dưỡng sống trong môi trường đất và cố định Nitơ đáng kể mà không cần sự tương tác đến từ các sinh vật khác. Đặc biệt, có một số vi sinh vật sống tự do, có khả năng quang tự dưỡng và sử dụng các hợp chất vô cơ làm nguồn năng lượng.
Do Nitrogen có thể bị ức chế bởi oxy nên các sinh vật sống tự do hoạt động như loài vi khuẩn kỵ khí hay vi sinh vật cố định Nitơ. Chính vì vậy vi khuẩn này vô cùng thích hợp với điều kiện khan hiếm nguồn năng lượng Cacbon thích hợp.
Áp dụng khoa học nghiên cứu khả năng cố định đạm
Các nhà nghiên cứu sử dụng công nghệ gen để tạo ra thêm các chủng vi sinh vật dựa trên tác dụng của các loài vi sinh vật cố định đạm. Những chủng được lựa chọn đều là những chủng vi sinh có các đặc điểm trội như: khả năng cố định đạm cao, khả năng cộng sinh tốt,…
Không chỉ vậy, công nghệ sinh học cũng góp phần sản sinh ra các loại vi sinh vật có đặc tính cạnh tranh cao so với loài sinh vật tồn tại có sẵn trong môi trường đất. Mặt khác, các nhà khoa học cũng sử dụng phương pháp tách gen có đặc tính cố định đạm từ vi khuẩn rồi đem cấy vào nhân tế bào cho cây trồng.
Cách này sẽ giúp cho các loại cây trồng nhanh chóng có được khả năng cố định đạm giống như những loài vi khuẩn.
Phân vi sinh vật cố định đạm đem lại tác dụng gì
Những tác dụng chính và vô cùng hữu ích mà phân vi sinh vật đem lại phải kể đến như:
- Chuyển hóa Nitơ trong không khí thành các hợp chất Nitơ cho đất và cây trồng, nhằm giúp cây dễ dàng hấp thụ các lượng đạm cần thiết.
- Ngoài ra, phân bón này sẽ giúp bạn tiết kiệm được khoản chi phí lớn thay vì sử dụng các loại phân bón hóa học khác.
- Không những thế, phân vi sinh vật cố định đạm sẽ làm giảm tình trạng sâu bệnh cho cây trồng và tăng sức đề kháng cho cây. Cung cấp một năng lượng chống chịu sâu bệnh và đồng thời giúp cây phát triển tốt.
- Khi bạn bổ sung lượng đạm đủ cho toàn bộ rễ cây, cây sẽ nhanh chóng sinh trưởng và phát triển một cách khỏe mạnh, có khả năng chống chịu bệnh tật cao.
- Phân bón này không gây hại và bảo vệ nguồn tài nguyên đất: hỗ trợ cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu và màu mỡ cho đất. Đồng thời, đây cũng là loại phân hỗ trợ cải tạo đất và làm giàu độ phì nhiêu, màu mỡ cho đất.
- Có tính an toàn cho cả người và động vật, giúp bảo vệ môi trường tự nhiên và cân bằng hệ sinh thái cho sinh vật.
Hạn chế mà phân vi sinh vật mang lại
Tuy phân bón vi sinh vật cố định đạm đem lại rất nhiều lợi ích cho cây trồng, giúp tăng năng suất cho bà con nông dân. Nhưng khi nhắc đến loại phân bón này, bạn cần cân nhắc những hạn chế sau:
- Thông thường những loại phân bón cố định Nitơ tốt đều xuất phát từ chủng vi sinh vật có cường độ cố định Nitơ cao. Bên cạnh đó, chúng sẽ có sức cạnh tranh lớn và phải thích ứng được với môi trường có độ pH mở rộng.
- Chất lượng của phân bón khó có thể đảm bảo do hàm lượng của chúng là không ổn định.
- Ngoài ra, các yếu tố tác động đến hoạt động sống của vi sinh vật cũng là một nguyên nhân làm ảnh hưởng đến tính hiệu quả khi sử dụng. Đối với những điều kiện gay gắt từ ánh nắng trực tiếp chiếu vào, vi sinh vật có thể sẽ bị chết và làm giảm hiệu quả của phân bón.
Sử dụng phân vi sinh vật cố định đạm thế nào
Hiện nay, các loại phân vi sinh thường được sản xuất đa dạng với những dạng bột màu khác nhau như: nâu, đen. Có 2 cách sử dụng phân vi sinh cố định đạm như:
- Tẩm phân vào hạt hoặc rễ trước khi thực hiện quá trình gieo trồng và gieo ngay sau khoảng 10 – 20 phút và tuyệt đối không được để quá lâu. Thời gian lâu sẽ làm mất đi các vi sinh vật có lợi cho cây.
- Ngoài ra, một cách khác là bón trực tiếp vào đất ngay khi nhận thấy cây trồng thiếu Nitơ. Nếu không bón phân vào thời điểm này, bạn hoàn toàn có thể bón trực tiếp vào đất sau khi cây đã mọc rễ.
Nhìn chung, phân vi sinh vật cố định Nitơ đem đến rất nhiều lợi ích tốt cho nền kinh tế nông nghiệp. Đồng thời, nó còn giúp bảo vệ môi trường vì không chứa các chất gây hại, do đó nhà nghiên cứu khuyến khích mọi người sử dụng dòng sản phẩm này.
Hiện nay, ở nước ta đã có nhiều công ty phân bón sản xuất với số lượng lớn và cung cấp ra thị trường, đáp ứng nhu cầu cần thiết của những người nông dân trong quá trình trồng và chăm sóc cây trồng.
Phân vi sinh vật cố định đạm có ý nghĩa cải tạo đất
Cố định đạm được coi là phương thức bổ sung nguồn đạm quan trọng và cần thiết cho đất và cho cây trồng. Việc bạn sử dụng nhiều phân đạm vô cơ sẽ làm đất nhanh chóng bị thoái hóa và chua đi. Nếu lạm dụng các loại phân đạm quá nhiều, nguy cơ tích lũy nitrat trong sinh vật sẽ gia tăng và gây nên các chất độc hại cho con người.
Để hạn chế những mặt đó, bạn cần sử dụng đạm sinh học không chỉ có một cách cân bằng và hợp lý kết hợp với đạm vô cơ góp phần làm bền vững môi trường hệ sinh thái nông nghiệp.
Không chỉ vậy, phân vi sinh vật cố định đạm còn có tác dụng cải tạo những vùng đất thoái hóa nghèo dinh dưỡng. Những biện pháp cải tạo đất bằng đạm sinh học như sau:
- Cùng lúc trồng xen canh các loại cây họ đậu để góp phần cải tạo đất, bổ sung nguồn vi sinh vật cố định đạm tự nhiên cho đất. Nơi đây là một mô hình có sự kết hợp trồng cây họ đậu với các loại cây lâu năm. Sau khi thu hoạch, lượng sinh khối sẽ được trả lại cho đất.
- Đồng thời người dân có thể bổ sung các chế phẩm sinh học có chứa sinh vật cố định đạm để mang lại hiệu quả rõ rệt cho quá trình trồng cây. Các chế phẩm sinh học này được áp dụng rộng rãi và phổ biến, chúng có thể là phân hữu cơ, vi sinh, hay hữu cơ vi sinh.
- Dù phân bón có tác dụng đến đâu thì bạn cũng cần áp dụng phương pháp bón cho cây trồng một cách khoa học, hợp lý và hiệu quả.
Kết luận
Phân vi sinh vật cố định đạm được coi là chìa khóa quan trọng trong lĩnh vực canh tác nông nghiệp bền vững. Vì vậy, nếu sử dụng có hiệu quả loại phân bón này, bạn sẽ có được năng suất cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao.