Bệnh đường hô hấp là một trong những loại bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất ở trẻ em. Nguyên nhân chính gây ra chúng là các loại virus. Trong đó có virus RSV. Những thông tin chính về loại virus này sẽ được chúng tôi trình bày dưới đây
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch tương đối yếu là đối tượng rất dễ mắc phải virus RSV. Đây là loại virus được xem như là thủ phạm hàng đầu gây ra các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp ở trẻ. Do đó, cha mẹ cần tìm hiểu và nhận biết những đặc điểm chính của virus RSV để có biện pháp phòng ngừa nhiễm virus RSV và chữa trị kịp thời.
Virus SRV là gì?
SRV hay virus hợp bào hô hấp (respiratory syncytial virus) là một loại virus gây ra nhiễm trùng phổi và đường hô hấp, gây viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Virus RSV đi vào cơ thể thông qua mắt, mũi hoặc là miệng. Loại virus này dễ dàng lây truyền qua dịch tiết đường hô hấp của người bị nhiễm virus như ho, hắt hơi hoặc là tiếp xúc trực tiếp (bắt tay).
Chúng cũng hoàn toàn có thể tồn tại nhiều giờ trên các vật dụng thường ngày (bàn ghế, đồ chơi của trẻ,…). Trẻ hoàn toàn có nguy cơ lây nhiễm nếu vô tình chạm vào các đồ vật có chứa virus và đưa lên miệng. Bệnh có xu hướng phát triển mạnh hơn vào mùa đông – xuân và xuân – hè.
Hầu hết trẻ em thường nhiễm virus SRV trước 2 tuổi. Ngoài ra, người lớn cũng có khả năng lây nhiễm nhưng ít hơn. Sau từ 2 – 8 ngày bệnh mới biểu hiện những triệu chứng ra ngoài. Ở người lớn và trẻ em khỏe mạnh, những triệu chứng này thường nhẹ, giống với cảm lạnh thông thường và hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp tự chăm sóc tại nhà để có thể giảm nhẹ biểu hiện khó chịu.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, đặc biệt là ở trẻ sinh non và trẻ sơ sinh có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, virus SRV có thể gây viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi, suy thở nhanh vô cùng nguy hiểm cho trẻ. Ngoài ra, bệnh cũng có thể trở nên nghiêm trọng đối với những người lớn tuổi, người có bệnh về tim, phổi hoặc là hệ miễn dịch suy yếu.
Virus RSV có 2 type:
- Type 1: Gây tình trạng sốt cao, tiên lượng nặng và xấu.
- Type 2: Chỉ sốt nhẹ, thậm chí không sốt.
Những con đường lây nhiễm và nguyên nhân lây nhiễm của virus RSV
Những con đường lây nhiễm phổ biến của virus RSV:
- Dịch mũi, họng hoặc các dịch tiết khác ở người bị bệnh.
- Mô hở, các bề mặt hở, quần áo và vật dụng của người bệnh.
- Tay người bệnh khi chưa được rửa sạch.
Do đó, những nguyên nhân gây nhiễm virus RSV là:
- Có những tiếp xúc trực tiếp đối với người bị bệnh như bắt tay, ho hoặc là hắt hơi.
- Tiếp xúc gián tiếp với các đồ vật có chứa virus như quần áo, đồ chơi hoặc là vật dụng của người bệnh.
Triệu chứng thường gặp khi lây nhiễm virus RSV
Một người khi bị lây nhiễm virus hợp bào hô hấp thường có những biểu hiện như sau:
- Chảy nước mũi trong, dạng keo dính.
- Ho khan, ho nhiều.
- Hắt hơi liên tục.
- Sốt nhẹ, sốt cao hoặc cũng có thể là không sốt.
- Có cảm giác khó thở.
- Giảm thiểu cảm giác thèm ăn.
Người mắc bệnh RSV sẽ bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên trong vòng 4 – 6 ngày sau khi virus xâm nhập. Triệu chứng sẽ xuất hiện dần dần theo từng giai đoạn chứ không đến cùng một lúc và có xu hướng trở nên nặng dần.
Tham khảo thêm:
Phương pháp điều trị khi bị nhiễm virus RSV
Đối với những trường hợp nhẹ, có thể điều trị tại nhà bằng các cách sau đây:
- Làm sạch mũi cho trẻ thường xuyên bằng cách nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý sau đó hút dịch nhầy ở mũi.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm và lọc không khí trong phòng để giữ cho môi trường xung quanh luôn ẩm và sạch.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá bởi chúng có thể là nguyên nhân khiến bệnh trở nặng và tăng nguy cơ bị suyễn sau này.
- Tiếp tục cho trẻ bú hoặc là ăn uống đầy đủ, có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh tình trạng nôn ói do ho nhiều.
- Cho trẻ uống nhiều nước hơn để tránh tình trạng thiếu nước. Khiến đờm trở nên cô đặc và làm bệnh nặng hơn. Việc bổ sung nhiều nước có thể làm loãng đờm và dịu ho. Tuy nhiên, không nên sử dụng nước giải khát hoặc nước trái cây pha loãng bởi chúng chứa nhiều đường, ít năng lượng và thiếu sự cân bằng các chất điện giải.
- Dùng thuốc đúng theo đúng như chỉ định của bác sĩ. Một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ uống các loại thuốc hạ sốt như acetaminophen. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc bởi nếu sử dụng không đúng có thể khiến cho bệnh nặng hơn hoặc là gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
- Tái khám đúng theo lịch hẹn và tuân thủ lời khuyên của bác sĩ.
Cách phòng ngừa virus RSV
Hiện nay vẫn chưa có vắc xin đặc trị để phòng ngừa virus hợp bào hô hấp. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giảm nguy cơ nhiễm hoặc lây nhiễm RSV bằng cách:
- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây.
- Tránh dùng tay sờ tay lên mặt, mũi hoặc miệng nếu rửa tay chưa sạch.
- Tránh việc tiếp xúc gần gũi, chẳng hạn như là hôn, bắt tay, dùng chung cốc và các dụng cụ ăn uống… với người khác nếu như bạn hoặc họ bị bệnh.
- Làm sạch và khử trùng các bề mặt bạn thường xuyên chạm vào để tiêu diệt virus.
- Sử dụng khăn giấy để che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
- Hạn chế tiếp xúc với người khác, chủ động cách ly nếu như bạn được chẩn đoán nhiễm virus hợp bào.
- Đeo khẩu trang khi đến những nơi đông người.
- Để phòng việc trẻ bị nhiễm virus, cha mẹ cần bổ sung thêm một số thực phẩm hỗ trợ có chứa thành phần chính là lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như vitamin nhóm B, crom, kẽm, selen,… để hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cũng như làm giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản hoặc là cảm cúm.
Giao mùa đông xuân chính là thời gian trẻ dễ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV cao nhất. Những triệu chứng của bệnh rất dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường do đó khiến nhiều phụ huynh trở nên chủ quan, chỉ đưa con đến viện khi đã xảy ra biến chứng nguy hiểm. Mong rằng những giải đáp phòng ngừa nhiễm virus RSV của chúng tôi sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc phòng ngừa bệnh.