Sốt virus bản chất là do các loại virus khác nhau, phổ biến nhất là virus đường hô hấp xâm nhập vào cơ thể gây ra. Bệnh này không quá nguy hiểm và thường sẽ tự khỏi sau 7 đến 10 ngày nhưng chúng khiến người bệnh rất mệt mỏi và chán ăn.
Dấu hiệu sốt virus
Sốt virus là loại bệnh do các loại virus khác nhau trú ẩn trong hệ hô hấp, tiêu hóa của con người gây ra khi gặp điều kiện thuận. Mỗi loại virus sẽ gây ra tình trạng bệnh, biểu hiện, triệu chứng và cách điều trị khác nhau. Nhìn chung chúng đều lành tính và có thể tự khỏi.
Ở đối tượng người già và trẻ nhỏ chính là những đối tượng dễ bị virus tấn công nhất. Do hệ miễn dịch của họ chưa hoàn thiện và còn thấp. Tuy nhiên không ít trường hợp người trưởng thành bị sốt virus. Một số biểu hiện sốt virus ở người lớn có thể kể đến như:
Sốt cao
Ở bệnh nhân bị sốt virus là có đặc điểm nhiễm sốt rất cao, lên đến 39 -40 độ C và ngày càng tăng dần cho đến khi đạt đỉnh của bệnh. Chú ý thời điểm này người bệnh cần được cho hạ sốt kịp thời tránh để lại những biến chứng nguy hiểm.
Cơ thể mệt mỏi
Cơ thể bệnh nhân bị sốt virus thường rất mệt mỏi, nhất là phần đầu và cơ. Thân nhiệt tăng khi bị sốt virus cùng với các triệu chứng đau nhức toàn thân khiến cho người bệnh không thể làm việc gì vì mệt mỏi.
Nhức đầu
Sốt virus sẽ khiến đầu bị đau nhức. Bệnh nhân nên nghỉ ngơi, thư giãn để giảm triệu chứng này.
Ngạt mũi, khó thở
Khi bệnh nhân bị nhiễm virus thì sẽ có triệu chứng ho, sổ mũi, chảy dịch mũi và khó thở, tức ngực.
Phát ban, nổi mẩn đỏ trên da
Sau khi có triệu chứng sốt virus đầu tiên thì sau khoảng 2 -3 ngày người bệnh sẽ xuất hiện phát ban trên da. Nguyên nhân là bởi khi bị sốt kéo dài nhiều ngày, thân nhiệt sẽ tăng trong thời gian dài nên sẽ xuất hiện mẩn đỏ li ti trên da.
Người lớn bị sốt virus có nguy hiểm không?
Hầu như bệnh sốt virus ít gây ra các biến chứng nguy hiểm. Hơn nữa ở người tưởng thành, hệ thống miễn dịch đầy đủ nên sẽ rất nhanh khỏi. Thời gian bị sốt virus chỉ kéo dài 7 hoặc nhiều nhất là 10 ngày.
Triệu chứng trẻ bị sốt virus
Vào mùa hè, sốt virus trở nên thành dịch bệnh và rất dễ lây lan, nhất là ở đối tượng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Nhiều nhất là các loại virus hệ hô hấp, tiêu hóa. Lúc bị sốt virus trẻ thường sốt cao 39 -40 độ C, một số triệu chứng sốt virus có thể kể đến như:
Sốt cao liên tục
Vào những ngày đầu bị bệnh, trẻ em sẽ sốt cao liên tục. Uống thuốc hạ sốt 5 – 6 tiếng sẽ sốt cao trở lại. Khi này, cơ thể trẻ mất nước rất nhiều nên sẽ mệt mỏi, bỏ ăn, bỏ chơi. Sau khi hạ sốt trẻ có thể chơi đùa lại bình thường. Những em bé chưa biết nói thì sẽ quấy khóc khóc cả ngày.
Biến chứng viêm đường hô hấp
Bệnh nhi sẽ có các biểu hiện viêm đường hô hấp như: ho, chảy dịch mũi, khó thở,… Bên cạnh trẻ sẽ xuất hiện biểu hiện rối loạn tiêu hóa như: bỏ ăn, đi ngoài phân lỏng nhiều lần,…
Viêm hạch, phát ban và viêm kết mạc mắt
Ở các vị trí như đầu, cổ, cánh tay có thể xuất hiện các cục hạch sưng to. Phát ban sẽ giảm dần sau khi cắt cơn sốt 2 – 3 ngày. Một vài trường hợp sẽ bị viêm kết mạc, đau mắt đỏ. Số ít khác sẽ bị nôn ngay sau khi ăn.
Khi thực hiện một vài xét nghiệm thì sẽ cho kết quả giảm hoặc bình thường ở bạch cầu: huyết sắc tố bình thường. Chủ yếu tìm thấy virus qua xét nghiệm PCR trong máu hoặc dịch hầu họng. Có thể nhắc tới một số loại virus như: Virus Ecoli, virus sởi, virus Myxo, Coxackie virus. Bệnh sốt virus dễ dàng lây lan qua dịch tiết chứa virus.
Xử trí và phòng ngừa sốt virus
Các bệnh liên quan đến virus chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu bồi bổ cơ thể để tăng cường đề kháng và tiêu diệt virus. Các loại thuốc kháng sinh được sử dụng chủ yếu để điều trị triệu chứng khi sốt virus. Một số biện pháp áp dụng để điều trị cho người bệnh sốt virus như:
Theo dõi nhiệt độ
Thường xuyên theo dõi nhiệt độ của bệnh nhân sốt virus bằng cách đặt nhiệt kế ở nách, miệng, hậu môn,… và giữ nguyên vị trí trong ít nhất 3 phút để đảm bảo độ chính xác cao nhất.
Hạ sốt virus kịp thời
Đối với trẻ em thì thường dùng paracetamol để hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường xuyên chườm mát để hạ nhiệt độ cho trẻ ở trên trán. Không ủ ấm trẻ, để trẻ mặc thoáng mát, dễ hạ nhiệt.
Lau bằng khăn ướt nước ấm
Lấy hai chiếc khăn mềm, nhúng vào nước ấm và lau vào bộ phận : cổ, nách, bẹn của trẻ, Hai khăn thay phiên nhau để giữ được độ ấm. Sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và nhanh hạ sốt hơn. Đặc biệt cơ thể trẻ đang sốt cao, thân nhiệt tăng, không được chườm mát tránh làm co mạch ngoại vi khi gặp lạnh đột ngột.
Chống co giật
Khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ C thì cần phải hạ sốt và chườm ấm ngay. Trẻ có tiền sử bị co giật khi sốt cao thì nên hạ sốt nhanh và kịp thời.
Bù nước và điện giải
Cơ thể trẻ khi sốt kéo dài sẽ rát mất nước. Vì vậy người chăm phải thường xuyên bù nước và bù điện giải cho trẻ. Lưu ý liều lượng pha điện giải phải phù hợp với cân nặng và độ tuổi của trẻ. Nếu bé không chịu uống thì dùng bông mềm thấm vào điện giải chấm lên môi, miệng bé, để hấp thu được nước, tránh mất nước nghiêm trọng.
Bên cạnh bù điện giải thì các bạn cần bổ sung dinh dưỡng để bé nhanh hồi phục. Không ép bé ăn nhiều, nhưng ăn nhỏ và chia thành nhiều bữa để dễ hấp thu. Nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, lỏng dễ nuốt. Và nhớ vệ sinh sạch sẽ cơ thể, có thể tắm nhưng bằng nước ấm và không quá 5 phút.
Để tăng cường đề kháng cho trẻ, các bạn có thể cho trẻ ăn các thực phẩm chứa thành phần dồi dào kẽm, vitamin C và nhóm vitamin A:
- Những thực phẩm có thành phần nhiều kẽm như: hải sản các loại, thịt nạc, trong gan lợn, ở các loại cá và có nhiều trong lòng đỏ trứng gà,…
- Những thực phẩm có thành phần nhiều vitamin C như: các loại quả mọng nước họ nhà cam như : cam, quýt, quả lê, quả dâu tây, ớt chuông, rau dền, rau cần,…
- Những thực phẩm có thành phần nhiều vitamin A như: củ cà rốt, có trong gan động vật, các loại thịt đỏ, rau ngót, hoặc các loại quả có màu đỏ,…
Làm gì khi bị sốt virus?
Mọi người ở nhà có thể tự điều trị khỏi bằng các cách như sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi đúng giờ, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung thêm vitamin C, bổ sung điện giải. Hạn chế tiếp xúc và làm lây sang mọi người xung quanh. Một số các phương pháp điều trị hiệu quả như:
Hạ sốt
Thường xuyên kiểm tra và theo dõi nhiệt độ bằng nhiệt kế. Khi sốt cao thì cần uống thuốc hạ sốt ( paracetamol) theo chỉ định của các bác sĩ, tránh dẫn đến sốt cao quá, mất ý thức, rơi vào trạng thái mơ hồ, hôn mê. Đồng thời áp dụng biện pháp chườm ấm vào các vị trí như nách, bẹn cổ để giảm nhiệt độ cơ thể.
Giữ ấm cơ thể khi bị sốt virus
Ở nơi có người bệnh bị sốt virus thì phải giữ phòng đủ ấm nhưng phải thoáng. Hạn chế ra ngoài trời gió dễ khiến cơ thể bị cảm lạnh và lâu khỏi bệnh.
Bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân sốt virus
Sốt cao trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi, mất nước nghiêm trọng. Vì vậy họ cần bổ sung đầy đủ nước bằng điện giải để hồi phục cơ thể. Có thể kết hợp uống các loại nước hoa quả nhiều vitamin C để tăng khả năng miễn dịch và nâng cao đề kháng. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ bằng các loại thực phẩm. Khi sốt virus người bệnh sẽ rất chán ăn, nên có thể chia nhỏ các bữa ăn để dễ hấp thụ hơn. Thức ăn nên nấu ở dạng lỏng và dễ nuốt. Vẫn phải vệ sinh cơ thể thường xuyên tránh bội nhiễm.
Biến chứng của sốt vi rút
Mặc dù sốt virus không gây nguy hiểm và sẽ tự khỏi, nhưng trong một vài trường hợp trở nặng có thể dẫn đến những biến chứng dưới đây:
Viêm thanh quản khi sốt virus
Khi bị dính virus hô hấp, sẽ khiến dây thanh quản bị sưng viêm, phù nề và xuất huyết. Người bệnh sẽ có biểu hiện thở rít từng hơi, lồng ngực rút lõm, nặng có thể phải can thiệp bằng máy oxy.
Viêm phổi
Một trong những biến chứng nặng của sốt virus chính là viêm phổi. Bệnh tiến triển vô cùng nhanh và ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
Viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim sau khi bị sốt virus
Đây là một biến chứng hiếm xảy ra nhưng vẫn có ở những bệnh nhân đã điều trị khỏi sốt virus. Sau khi khỏi một thời gian nhưng người bệnh vẫn cảm thấy mệt mỏi, cơ thể mất cân bằng, thường đau nhói ở tim, nhịp đập không ổn định có lúc bị ngừng tim. Biến chứng này rất nguy hiểm nên cần được phát hiện sớm bằng cách đi kiểm tra hậu sốt virus.
Sốt virus dẫn đến biến chứng não
Người bệnh bị sốt virus có thể biến chứng nặng nhất là bị biến chứng nào, kích thích hệ thần kinh quá mạnh, co giật dẫn đến hôn mê sâu. Rất nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời, và nó còn để lại những di chứng nặng nề tồn tại vĩnh viễn.
Phòng ngừa sốt vi rút
Sốt virus là một loại bệnh rất dễ xảy ra khi virus gặp điều kiện thuận lợi để phát triển. Hơn nữa, nó còn có khả năng lây lan thành dịch bệnh nên rất khó kiểm soát. Vì vậy để phòng ngừa bị lây bệnh. Sau khi tiếp xúc với người bị sốt virus thì cần rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn. Khi dịch bệnh bùng phát thì cần thường xuyên đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.
Khi đã nhiễm bệnh thì chỉ nên ở nhà, hạn chế tiếp xúc với người xung quanh để tránh lây lan ra cộng đồng. Giữ cho mình và gia đình lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học và luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày.
Kết luận
Hi vọng rằng, qua bài viết này đã chia sẻ được một vài kiến thức cơ bản về bệnh sốt virus để bạn biết được cách phòng và điều trị hiệu quả. Hãy luôn ghi nhớ giữ gìn lối sống tích cực, lành mạnh, ăn uống đầy đủ dưỡng chất là ưu tiên hàng đầu để có một cơ thể khoẻ mạnh, đề kháng miễn dịch cao.