Bệnh thủy đậu tuy là một canh bệnh lành tính không gây triệu chứng nặng nề nhưng lại rất dễ gây nhiễm trùng và có nguy cơ lây lan nhanh chóng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của căn bệnh này để có được cách chữa trị và phòng tránh hiệu quả.
Tìm hiểu về căn bệnh thủy đậu
Thủy đậu, hay còn có tên gọi khác là bệnh trái rạ – một bệnh lý truyền nhiễm lành tính ở con người. Căn bệnh lây lan từ người bệnh sang người lành thông qua các dịch tiết hoặc giọt bắn từ đường hô hấp khi giao tiếp, hắt hơi, lây truyền gián tiếp khi dùng chung vật dụng cá nhân.
Tác nhân chính gây ra bệnh thủy đậu là một loại virus mang tên Varicella – Zoster. Virus này sẽ xâm nhập vào cơ thể, cư trú tại đây và tiến hành nhân số lượng ở niêm mạc đường hô hấp và tế bào biểu mô. Thời gian ủ bệnh thường khoảng 10 – 21 ngày. ban đầu sẽ là xuất hiện các mụn nước trên nền ban đỏ, dần dần mức độ sẽ nặng hơn và lan ra khắp cơ thể.
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 90% số bệnh nhân mắc thủy đậu là trẻ em từ 1 – 14 tuổi. tuy nhiên, nhờ có vắc xin tiêm phòng thủy động nên hiện nay số trẻ em bị nhiễm nhanh chóng được giảm đáng kể. cùng với đó, trẻ sơ sinh hay những người bị suy giảm hệ miễn dịch là các đối tượng khi mắc bệnh sẽ có triệu chứng nặng hơn những người khác.
Thông thường căn bệnh này chỉ mặc duy nhất một lần trên cơ thể người vì đây là bệnh miễn dịch một lần. tuy nhiên, bạn không được phép chủ quan khi đã khỏi bệnh vì virus vẫn có thể tồn tại ở trạng thái tiềm tàng trong cơ thể bạn mà không gây bệnh. khi gặp các điều kiện thuận lợi chúng sẽ tái hoạt động và gây ra bệnh căn bệnh zona thần kinh.
Nguyên nhân mắc thủy đậu là do đâu?
Đây là một kênh bệnh truyền nhiễm cấp tính và lây trực tiếp qua đường hô hấp, cũng có thể lây gián tiếp khi tiếp xúc chung với các dụng cụ cá nhân của người mắc bệnh. virus này gây bệnh qua đường xâm nhập vào niêm mạc hô hấp trên, cũng có thể là đường tiêu hóa, thậm chí là kết mạc mắt (tuy nhiên đây là một trường hợp vô cùng hiếm gặp).
Căn bệnh này chỉ ngừng lây khi tất cả các nốt mụn nước đã đóng vảy. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho thấy rằng: hầu hết nguyên nhân gây bệnh là do tiếp xúc với người bệnh.
Nếu bạn tiếp xúc với chất dịch của người bệnh qua da, quần áo hay tiếp xúc với những giọt bắn của người bệnh qua đường không khí khi giao tiếp thì bạn rất dễ có thể mắc bệnh này Bệnh thường xảy ra vào mùa xuân tuy không gây biến chứng nặng nhưng có tốc độ lây lan vô cùng nhanh chóng.
Các giai đoạn và triệu chứng mắc bệnh
Đa số người bị bệnh sẽ không hề có bất kỳ biểu hiện nào bất thường tại giai đoạn ủ bệnh. chỉ khi kết thúc quá trình ủ bệnh, các biểu hiện mới dần được bộc lộ rõ. rõ và triệu chứng của bệnh này được chia làm 4 giai đoạn như sau.
Giai đoạn 1 – ủ bệnh thủy đậu
Đây là giai đoạn bắt đầu trong quá trình hình thành bệnh kể từ khi nhiễm virus đến khi cơ thể phát bệnh. nó thường kéo dài từ 10 – 14 ngày và không hề có bất cứ dấu hiệu gì đặc biệt, nên bạn rất khó có thể nhận ra mình đang mắc bệnh.
Giai đoạn 2 – khởi phát
Kết thúc quá trình ủ bệnh, bệnh nhân sẽ dần xuất hiện những triệu chứng điển hình như: cứ thế mệt mỏi, đau đầu, nổi hạch sau tai hay sốt nhẹ, phát ban,…Các triệu chứng này sẽ ngày một nặng hơn và đem lại cảm giác ngứa ngáy khó chịu vô cùng. Nhưng không vì thế mà bạn có thể gãi, khiến cho những mụn nước bị vỡ ra làm căn bệnh được lây lan nhanh chóng hơn.
Giai đoạn 3 – thủy đậu toàn phát
Từ những nốt đỏ có chứa mụn nước ban đầu xuất hiện sẽ nhanh chóng lây lan trên khắp toàn thân. lúc này, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng nặng hơn với các mụn nước xuất hiện ở vùng đầu mặt, rồi nhanh chóng lan dần xuống thân người. mụn nước này thường có quầng đỏ xung quanh và mang đến một cảm giác ngứa ngáy, vô cùng khó chịu.
Giai đoạn 4 – hồi phục
Các mụn nước sẽ dần vơi đi rồi khô lại và đóng vảy, lớp da non được thay thế và tái tạo nhanh chóng. Dịch nước chuyển từ màu trong suốt sang màu vàng, khô dần và người bệnh sẽ từ từ khỏi bệnh sau 4 -5 ngày. Khi các vết đóng vảy, bạn cần để nó tự bong đi, nó có thể để lại các không biết màu hồng lẫm xuống hoặc không.
Đối tượng nào có nguy cơ nhiễm thuỷ đậu
Căn bệnh này thường xảy ra phổ biến với trẻ dưới 10 tuổi, nhưng không vì thế đồng nghĩa với việc người lớn không mắc bệnh. Tất cả mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, tuy nhiên trẻ dưới 10 tuổi là đối tượng dễ nhiễm virus nhất bởi bọn trẻ chưa có hệ miễn dịch tốt.
Đồng thời, người đã mắc bệnh này sẽ tự hình thành được một hệ miễn dịch bền vững suốt đời, tuy nhiên số% tái nhiễm chỉ lên khoảng 1%. Những người đã tiêm vaccine thuỷ đậu mà vẫn mắc bệnh thì các triệu chứng sẽ nhẹ hơn, ít mụn nước hơn và thậm chí không hề gây sốt như những người khác.
Trẻ nhỏ khi mắc bệnh thường có những triệu chứng sốt kèm theo chán ăn, bỏ bú. Bạn cần đặc biệt lưu ý phòng ngừa và điều trị căn bệnh này tại những đứa trẻ vì chúng là đối tượng chưa có hệ miễn dịch và có khả năng lây bệnh đã xuất hiện từ trước lúc trẻ phát ban ngoài da.
Biến chứng nguy hiểm mà thủy đậu đem đến
Căn bệnh có thể gây biến chứng như viêm nhiễm, viêm phổi, viêm não, zona và nặng hơn là dị tật. Khi nốt đỏ bị vỡ hay trầy xước khi người bệnh gãi sẽ gây viêm, sưng tấy, nhiễm khuẩn có mủ và để lại sẹo xấu cho người bệnh.
Ngoài ra, viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất ở người lớn. Họ sẽ có những biểu hiện như sốt cao, thở gấp, đau ngực,… Tình trạng này dẫn tới hô hấp bị suy giảm, phù phổi và có thể dẫn đến tử vong. Viêm não cũng để lại di chứng nặng nề làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển của con người.
Không chỉ vậy đối với phụ nữ mang thai khi mắc bệnh trong thời kỳ này sẽ có nguy cơ bị sảy thai hoặc khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh, phụ thuộc vào thời điểm thai phụ nhiễm thủy đậu.
Nhìn chung những biến chứng mà căn bệnh này để lại rất nguy hiểm và đặc biệt là ở phụ nữ mang thai cũng như trẻ nhỏ. Do đó nếu có thể phát hiện bệnh sớm bạn sẽ có được hướng hỗ trợ điều trị kịp thời cấp thiết, tránh những căn bệnh ảnh hưởng lớn tới sức khỏe sau này.
Bệnh thuỷ đậu có lây không?
Như đã nói ở trên, đây là một kênh bệnh truyền nhiễm và có khả năng lây lan vô cùng cao, dễ dàng bùng phát thành dịch trong cộng đồng. Vì vậy, nếu bạn không phát hiện kịp thời và có hướng điều trị sớm bệnh xe gây ra những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe, nặng hơn có thể tử vong.
Khả năng lây lan từ người này sang người khác là rất nhanh. Theo nhà nghiên cứu cho thấy, có khoảng 90% người chưa mắc bệnh hoặc chưa tiêm vắc xin sẽ có nguy cơ cao nhiễm bệnh khi tiếp xúc với những người mắc bệnh. Đặc biệt, nếu bạn tiếp xúc với những chất dịch từ nốt phỏng thủy động của một người nhiễm bệnh, nguy cơ lây lan sẽ nhanh hơn rất nhiều.
Đối với những người từng bị thủy đậu sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh zona ngay sau khi khỏi thủy đậu. Vì virus này có thể tồn tại ở hệ thần kinh rất dai dẳng, khiến người bình thường cũng có thể mắc bệnh.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị cần biết
Để có thể chẩn đoán căn bệnh thủy đậu một cách chính xác nhất, bạn có thể quan sát những dấu hiệu của bệnh thủy đậu ở cơ thể người.
Chẩn đoán căn bệnh thủy đậu
Phát ban đầu là một hiện tượng phát ban có dạng hình tròn. Nhỏ trên da và lan tràn ra một diện rộng. trong vòng vài giờ đồng hồ, có thể gây tổn thương tới người bệnh và nhanh chóng để lại sẹo. Các tổn thương này sẽ hình thành các mụn mủ viêm và đóng vảy.
Điều trị thủy đậu như thế nào
Để có được phương pháp điều trị thủy đậu hiệu quả, bác sĩ sẽ kê thuốc cho người bệnh và chỉ định sử dụng các loại như:
- Thuốc chống virus: tác nhân chính gây bệnh đậu là virus nên đây là một loại thuốc cần thiết để sử dụng trong quá trình chống lại virus cải thiện tình trạng bệnh cho bệnh nhân.
- Ngoài ra, bạn sẽ được kê thêm những liều thuốc giảm đau giúp xoa dịu cơn đau, hoặc các tổn thương tại những vùng xuất hiện nốt thủy đậu.
- Thuốc hạ sốt cũng là một loại thuốc cần thiết để hạ sốt nhanh chóng khi bạn sốt cao. Đồng thời kèm theo các thuốc bôi tại chỗ để chống bội nhiễm da, loại thuốc này sẽ sử dụng bôi vào những vết mụn nước khi đã vỡ.
Lưu ý cần biết trong quá trình điều trị thủy đậu
Để điều trị bệnh được một cách hiệu quả người bệnh cần nằm phòng riêng và thoáng khí, đầy đủ ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, cần vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng các loại dung dịch nước muối sinh lý. Vệ sinh cá nhân hằng ngày bằng nước ấm và ăn các thức ăn dễ tiêu. Đặc biệt, cần bổ sung nhiều nước hoa quả.
Trong trường hợp sốt cao, người bệnh có thể dùng thuốc hạ sốt để giảm sốt theo hướng dẫn của các y bác sĩ. Đối với những nốt thủy đậu bị nhiễm trùng, có mủ và tấy đỏ thì thuốc kháng sinh là một loại thuốc cần thiết.
Tuy nhiên, dù là phương pháp điều trị nào thì cách chữa bệnh thủy đậu tốt nhất vẫn là đến thăm khám bác sĩ để nắm bắt được tình trạng bệnh tốt nhất.
Bỏ túi phương pháp phòng tránh thủy đậu
Để phòng ngừa bệnh này, bạn cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người bệnh và nếu bắt buộc phải tiếp xúc hãy đeo khẩu trang, đứng cách xa so với người bệnh. Đồng thời vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhỏ mắt nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày sẽ giúp bạn loại bỏ được những virus gây hại và làm sạch đường hô hấp.
Nếu xung quanh bạn có người bệnh, hãy cách ly họ. Nếu bản thân bị bệnh, hãy tự cách ly từ lúc phát hiện bệnh cho đến khi các nốt phỏng khu nước và hoàn toàn bong vảy.
Ngoài những biện pháp trên, biện pháp được nhiều người áp dụng nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu. Loại vaccine này thường có hiệu lực từ 3 tuần sau khi tiêm, thời gian không mắc bệnh có thể kéo dài trung bình đến 15 năm.
Cách điều trị bệnh không để lại sẹo trên da
Một trong những di chứng của căn bệnh thủy đậu đó là để lại sẹo. Các nốt mụn sau bị bị bể, dần thì khô lại, tạo vảy bong ra sẽ để lại vết thâm trên làn da. Trong trường hợp không kiêng cữ đúng cách sẽ dễ để lại sẹo, làm tình trạng làn da trở nên nghiêm trọng.
Cách điều trị thủy đậu để không để lại sẹo đơn giản đó là có một chế độ ăn uống đúng đắn. Người bệnh nên tránh những loại thức ăn nhiều dầu mỡ, tránh ăn thức ăn nóng và có tính bổ dưỡng quá. Các loại gia vị mang tính cay nóng như: gừng, hành, tỏi, tỏi tây, ớt, hạt tiêu, hành tây, thì là, cà ri, mù tạt, rau mùi cũng nên hạn chế.
Không nên ăn các loại thịt như: thịt dê, thịt gà, thịt ngan, ngỗng, lươn, thịt chó, các loại hải sản (tôm, cua, sò, ốc…). Một số loại trái cây, rau củ cần nên kiêng như: trái vải, long nhãn, mận, mít, hồng, anh đào, xoài chín, rau muống.
Ngoài việc tránh các loại thức ăn trên, người mắc bệnh thủy đậu không được nặn, cạy làm vỡ các nốt mụn mà phải để chúng tự khô và bong vảy ra. Việc tác động vào chúng có thể khiến cho vùng da có mụn bị tổn thương nặng, dẫn đến quá trình hồi phục lâu hơn, gây ra sẹo.
Người bệnh cần hạn chế dùng xà phòng chà xát lên vết mụn, nên lau người bằng nước ấm nhẹ, đến khi các nốt mủ bong vảy thì mới được tắm bằng xà phòng.
Kết luận
Tiêm vắc xin là một việc làm vô cùng quan trọng theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế. Và, vắc xin phòng bệnh thủy đậu cũng rất quan trọng và cần thiết để kịp thời phòng được bệnh, không khiến bạn nhầm lẫn với các bệnh khác. Hi vọng qua bài viết này bạn sẽ có được những biện pháp phòng tránh và hướng điều trị bệnh kịp thời, tránh để lại những hậu quả không may.