Sốt xuất huyết được tổ chức Y Tế Thế Giới xếp vào một trong mười thách thức y tế trên toàn cầu. Với số lượt ghi nhận bệnh mỗi ngày một tăng, tỷ lệ cần nhập viện cũng tăng cao với 224.771 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 92 ca tử vong. Cùng khám phá ngay những triệu chứng sốt xuất huyết được chia sẻ sau đây.
Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là một loại bệnh truyền nhiễm bởi virus Dengue. Một loại muỗi vằn có tên khoa học Aedes aegypti mang mầm bệnh và truyền vào cơ thể người qua vết cắn. Căn bệnh này đã xuất hiện từ thế kỷ XIII trên 100 quốc gia và số lượng người bệnh đều tăng lên mỗi năm.
Vào đợt cuối năm từ tháng 7 cho tới tháng 11 hàng năm là thời điểm cao bùng phát dịch sốt xuất huyết. Vì vậy, ở mỗi địa phương phải tăng cường các công tác tuyên truyền, phát quang bụi rậm, xoá sạch ao tù,… để hạn chế khả năng bùng phát sịch bệnh một cách hiệu quả nhất.
Phân loại sốt xuất huyết
Theo Tổ chức WHO, có thể phân loại sốt xuất huyết ra thành 2 nhóm:
- Nhóm không biến chứng: Người bị nhiễm bệnh sẽ có thể tự khỏi trong vòng một tuần nếu được điều trị thích hợp.
- Nhóm biến chứng nặng: Người bệnh sau khi xuất hiệu các triệu chứng sốt xuất huyết không thuyên giảm mà càng ngày càng trở nặng hơn. Thì cần được đưa đến cơ sở y tế để điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Triệu chứng sốt xuất huyết
Với mỗi loại sốt xuất huyết, thì triệu chứng của bệnh cũng sẽ khác nhau cụ thể:
Triệu chứng sốt xuất huyết không biến chứng
Ở thể nhẹ, bệnh nhân bị sốt xuất huyết có các biểu hiện sau:
- Sốt cao liên tục
- Đau mắt và nhức đầu
- Nổi ban dưới da
- Đau nhức xương
- Buồn nôn,…
Triệu chứng sốt xuất huyết ở biến chứng nặng
Người bệnh khi bị nhiễm bệnh ở thể nặng sẽ có các triệu chứng sốt xuất huyết ở thể nhẹ và thêm những biến chứng dưới đây:
- Trên da xuất hiện dày đặc các chấm xuất huyết.
- Bị chảy máu mũi và xuất huyết máu ở chân răng.
- Xuất huyết dạ dày, nội tạng biểu hiện là nôn ra máu, hoặc trong phân có máu.
- Người rơi vào trạng thái li bì, không ăn uống làm được việc gì.
Không thể coi thường các triệu chứng ở thể nặng. Vì nếu không được cấp cứu và chữa trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong hoặc di chứng cho sau này.
Triệu chứng sốt xuất huyết với đối tượng trẻ em
Đối tượng là trẻ em thì dù mắc cảm cúm thường cũng không được chủ quan. Hãy quan sát các triệu chứng dưới đây để xác định bé có bị nhiễm sốt xuất huyết hay không. Nhiều người không phát hiện được bé có các triệu chứng sốt xuất huyết nên chủ quan dẫn tới chuyển biến nặng, rất nguy hiểm. Ở trẻ em thường sẽ sốt cao vào ngày thứ ba từ khi bị nhiễm bệnh. Những đứa trẻ chưa biết nói sẽ thường xuyên quấy khóc. trẻ lớn hơn sẽ biết kêu đau nhức khắp người, sốt cao 39 – 40 độ C.
Bệnh sốt xuất huyết gồm những giai đoạn nào
Những giai đoạn sau khi xuất hiện triệu chứng sốt xuất huyết:
Giai đoạn khởi phát
Sau khi bị muỗi mang mầm bệnh đốt thì người bệnh sẽ ủ bệnh từ 4 – 7 ngày. Rồi sau đó mới bắt đầu sốt. Giai đoạn này, bệnh nhân sẽ sốt cao liên tục, kèm theo đau cổ họng, đi ngoài, chán ăn, mệt mỏi,…
Giai đoạn diễn biến nguy hiểm
Sau khi có các triệu chứng sốt xuất huyết khoảng 3 – 7 ngày thì sẽ là giai đoạn nguy hiểm của bệnh. Giai đoạn này người bệnh có thể đã cắt sốt hoặc không, khi này có thể có các biến chứng nặng như :
- Tràn dịch phổi với các biểu hiện: đau tức ngực, khó thở,…
- Tràn dịch màng bụng với các biểu hiện: Đầy bụng, bụng căng cứng, phình to nhanh.
- Đau tức vùng thượng vị do gan phình nhanh, li bì, đau đớn, tiểu ít,…
- Da bị xuất huyết với các biểu hiện: Có các mảng hoặc nốt xuất huyết trên cẳng chân và cánh tay.
- Xuất huyết nội tạng với các biểu hiện: Nôn nhiều có máu, nước tiểu chứa máu, ho ra máu,…
- Nặng nhất có thể bị viêm gan, viêm cơ tim,…
Giai đoạn này người bệnh cần được quan tâm, chăm sóc để phát hiện và cứu chữa kịp thời.
Giai đoạn hồi phục
Sau 1 đến 2 ngày khi qua được giai đoạn nguy hiểm thì bệnh nhân sẽ hết sốt, dần hồi phục lại sức khỏe. Các xét nghiệm trả chỉ số về bình thường. Bệnh nhân không được chủ quan khi thấy hết các triệu chứng sốt xuất huyết vì vẫn có thể bị viêm cơ tim, viêm gan,…
Bệnh sốt xuất huyết do tác nhân nào gây ra
Muỗi vằn thuộc họ Aedes chính là tác nhân gây nên bệnh sốt xuất huyết. Chúng là những con cái mang mầm bệnh, có nguồn gốc lâu đời ở Châu Phi, rồi dần lây lan qua các khu vực khác trên thế giới qua phương tiện tàu, thuyền hoặc máy bay của con người. Loài muỗi này sinh sống chủ yếu ở những khu đông thị sầm uất, đông đúc. Chúng sinh sản và phát triển rất mạnh vào mùa mưa.
Bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua vết đốt của muỗi vằn qua tuyến nước bọt chứa mầm bệnh của chúng vào máu con người và gây nên các triệu chứng sốt xuất huyết. Và khi người bị nhiễm thì máu cũng chứa virus. Những con muỗi khác đốt vào sẽ bị nhiễm chéo và thế là một vòng tuần hoàn muỗi sang người, người sáng muỗi nên dịch bệnh lây lan rất nhanh.
Vào buổi sáng sớm và chiều tối là thời gian muỗi tấn công con người nhiều nhất trong ngày. Ngoài muỗi vằn thuộc họ Aedes mang virus mang virus Dengue, thì các nhà khoa học còn phát hiện loại virus này có trong cơ thể của những con khỉ ở Malaysia.
Biến chứng bệnh sốt xuất huyết
Thường những năm trước đây, bệnh sốt xuất huyết chỉ tồn tại phổ biến ở trẻ em. Nhưng gần đây, rất nhiều người lớn cũng đã mắc phải và các biểu hiện sốt xuất huyết biến chứng nặng hơn nhiều. Những biến chứng nặng, dẫn tới đe doạ tính mạng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể kể đến như:
Hạ tiểu cầu: Biến chứng nguy hiểm này không có nhiều khác biệt như không khiến bệnh nhân sốt cao hơn hay đau nhức nhiều hơn nên rất khó phát hiện. Chỉ đến khi bệnh trở nặng là xuất huyết diện rộng thì bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn 2.
Máu bị cô đặc: Biến chứng này sẽ có các biểu hiện như: người bệnh bị đau nhức khắp cơ thể, vật vã, mệt mỏi, sốt rất cao, buồn nôn, đầu óc không được tỉnh táo.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Hầu như khi bị sốt xuất huyết không có biến chứng thì người bệnh sẽ ở nhà để theo dõi. Chủ yếu là điều trị các triệu chứng để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Nhưng nếu có một trong các biểu hiện sau, thì bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời, gồm:
- Ăn vào là nôn ra, mất nước trầm trọng..
- Tay và chân lạnh, rét run, ẩm.
- Dù đã hết các triệu chứng nhưng vẫn mệt mỏi và đau nhức.
- Người luôn mơ hồ, li bì.
- Chảy máu chân răng, chảy máu cam, nôn ra máu, âm đạo xuất huyết bất thường, rong kinh, phân có máu, phân đen.
- Tiểu ít (không đi trong vòng 6 giờ).
Cách chẩn đoán sốt xuất huyết
Một người khi bị nhiễm sốt xuất huyết thì thời gian ủ bệnh có thể lên tới tận 14 ngày. Có người 3 ngày đã phát bệnh. Trong thời gian ủ bệnh, thì người bị nhiễm vẫn khoẻ mạnh và chưa có triệu chứng gì. Phải cho đến khi đến giai đoạn khởi phát sốt thì mới bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sốt xuất huyết thông thường gồm: Sốt cao liên tục không giảm, phát ban, chảy máu cam và chân răng, đau mắt, đau xương, chán ăn, mệt mỏi,…
Cách điều trị sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết Dengue chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là bồi bổ cơ thể để tăng khả năng đề kháng và tự tiêu diệt virus. Các loại kháng sinh được kê chủ yếu để điều trị các triệu chứng giúp người bệnh dễ chịu hơn. Khi bắt đầu có các triệu chứng thì người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám và kê đơn thuốc nếu điều trị tại nhà.
Thời gian để khỏi bệnh thường rơi vào 7 – 10 ngày sau khi phát sốt đầu tiên. Khi sốt cao thì bệnh nhân hãy hạ sốt kịp thời bằng paracetamol. Mỗi lần uống phải cách nhau ít nhất từ 4 – 6 tiếng.
Trong khi bị nhiễm virus, bệnh nhân nên nghỉ ngơi nhiều, tránh các hoạt động mạnh và hạn chế đi lại. Vì khi này cơ thể rất yếu, dễ bị choáng và ngã ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. Vì sốt cao nên sẽ mất nhiều nước, bệnh nhân nên bổ sung nước bằng điện giải, uống thêm các loại nước ép giàu vitamin C để tăng đề kháng cho cơ thể.
Nên ăn các loại thức ăn dễ nuốt, dễ hấp thụ như cháo loãng. Bệnh nhân có thể tắm bằng nước ấm và nhẹ nhàng. Không được chà xát lên da. Người nhà bệnh nhân nên quan sát và theo dõi người bệnh để kịp thời phát hiện những chuyển biến bất thường và đưa bệnh nhân đi viện tránh trường hợp xấu xảy ra.
Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
Để ngăn chặn lây lan dịch bệnh sốt xuất huyết thì đầu tiên phải diệt muỗi tác nhân gây nên bệnh này. Một số cách diệt muỗi phổ biến mà bạn có thể áp dụng như sau:
Ngăn chặn sự sinh sản của muỗi: Dọn sạch hồ đọng, ao tù xung quanh nhà. Những dụng cụ, vật dụng chứa nước phải được đậy kín không cho muỗi đẻ trứng. Phát quang những bụi rậm, góc khuất vườn tược,…
Phòng tránh muỗi đốt cho cả nhà bằng cách: Ra ngoài mặc quần áo dài tay, mắc màn để ngủ kể cả ban ngày. Sử dụng bình xịt, vợt bắt muỗi, hương đuổi muỗi,… Kết hợp với chính quyền địa phương lên lịch phun thuốc muỗi.
Phòng tránh lây lan dịch bệnh: Khi người bị sốt xuất huyết phải cách ly hoàn toàn với muỗi bằng cách nghỉ ngơi, sinh hoạt trong màn, hạn chế ra ngoài tránh để muỗi hút phải máu có virus và truyền sang những người xung quanh.
Kết luận
Hi vọng rằng, bài viết trên đây đã chia sẻ giúp bạn hiểu rõ hơn về sốt xuất huyết và triệu chứng sốt xuất huyết, biết được tác nhân do đâu để phòng tránh hiệu quả nhất, nắm được các biến chứng nguy hiểm để kịp thời đưa bệnh nhân vào cơ sở y tế điều trị. Cuối cùng, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khoẻ!