Trùng roi có lẽ là cái tên đã quá quen thuộc với tất cả mọi người, đặc biệt nhất là với các bạn thanh, thiếu niên, vì họ đã được tìm hiểu chi tiết thông qua môn sinh học ở cấp trung học cơ sở. Chính bởi thế, chỉ cần bắt gặp hình ảnh của nó ở đâu đó thì các bạn ấy có thể ngay lập tức nhận ra và nhớ đến những đặc điểm cơ bản mà nó vốn sở hữu.
Tìm hiểu khái niệm trùng roi là gì
Trùng roi được biết đến rộng rãi là một loài sinh vật sở hữu cơ thể đơn bào và mang kích thước rất nhỏ bé, chỉ rơi vào khoảng 0,05 mm. Loài sinh vật này thường đặc biệt ưa thích sống ở những nơi có độ ẩm cao như ao, hồ, sông, suối, ruộng nước.
Và thậm chí đôi khi người ta cũng có thể tìm thấy nó cả ở bên trong những vũng nước mưa ven đường bằng các loại công cụ chuyên dụng. Ngoài những nơi ẩm ướt như vậy, nó còn có khả năng tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong ruột mối.
Tuy nhiên do sở hữu kích thước cơ thể quá đỗi tí hon nên bằng mắt thường thì có vẻ không mấy khả thi để quan sát thấy tường tận từng chi tiết của nó được. Chính bởi lẽ đó mà người ta thường ví von rằng trùng roi là loài sinh vật có kích thước hiển vi.
Một số kiến thức cơ bản về loài trùng đầu roi
Dù khi mới nhìn qua lần đầu là các bạn có thể ngay lập tức đoán ra cái tên trùng roi, tuy nhiên không phải ai cũng từng cất công đi tìm hiểu để biết tường tận từng đặc điểm chi tiết về loài sinh vật này. Chính vì lẽ đó, nhằm phục vụ cho quá trình các bạn tra cứu thông tin được dễ dàng và thuận tiện nhất, chúng tôi xin giới thiệu một số thông tin cơ bản trong phần dưới đây.
Những bộ phận cấu tạo nên cơ thể trùng
Khi quan sát, chúng ta hoàn toàn có thể dễ dàng nhận thấy trùng roi có cơ thể gần giống như hình thoi với phần đuôi nhọn, đầu hơi tù và đặc biệt là có một chiếc roi cực kỳ dài. Bên cạnh cấu tạo bên ngoài thì cấu tạo bên trong của trùng roi cũng là một yếu tố không nên bỏ qua. Từ việc triển khai các cuộc nghiên cứu, chúng ta có thể phát hiện bên trong nó bao gồm những bộ phận gì một cách vô cùng đơn giản.
Trùng roi chỉ có duy nhất một nhân và chất nguyên sinh chứa diệp lục, đặc biệt, diệp lục có bên trong chất nguyên sinh đó sẽ giúp toàn thân nó có màu xanh. Vì thế mà người ta còn thường biết tới nó với cái tên gọi phổ biến là trùng roi xanh. Bên cạnh đấy, nó còn sở hữu điểm mắt cực kỳ nhạy bén để có thể nhận biết ánh sáng chiếu vào, và sở hữu thêm cả không bào co bóp cùng các hạt dự trữ.
Cách trùng đầu roi di chuyển đến nơi khác
Phương pháp di chuyển mà trùng roi sử dụng được đánh giá là tương đối đơn giản, nó sẽ vừa tiến về phía trước, vừa xoay thân mình và lợi dụng dòng chảy của nước để thuận lợi di chuyển. Đặc biệt, các sợi roi dài sẽ giúp nó thực hiện quá trình này dễ dàng hơn. Ngoài ra, loài trùng roi xanh còn tiến về phía ánh sáng nhờ việc sử dụng điểm mắt với tác dụng nổi bật là giúp nó nhận biết ánh sáng khi di chuyển.
Hình thức lấy chất dinh dưỡng của loài trùng đầu roi
Theo các dữ liệu đã qua nghiên cứu thì người ta biết được một điều rằng trùng đầu roi chỉ sử dụng hai hình thức để hấp thụ các chất dinh dưỡng vào cơ thể, đó là tự dưỡng và dị dưỡng
- Hình thức tự dưỡng: Ở những nơi có ánh sáng, trùng roi xanh lấy các chất dinh dưỡng giống hệt như thực vật. Bên trong cơ thể chúng có các hạt diệp lục với khả năng hấp thụ ánh sáng, nước và CO2 cực kỳ tốt nên hoàn toàn tự tổng hợp được chất hữu cơ.
- Dị dưỡng: Nếu ở chỗ tối trong một khoảng thời gian lâu dài, nó sẽ mất dần đi màu xanh. Tuy nhiên, nó vẫn phát triển khỏe mạnh được nhờ vào việc đồng hóa các chất hữu cơ hòa tan do các loài sinh vật khác sau khi chết phân hủy ra.
Trùng roi tiến hành quá trình hô hấp thông qua sự trao đổi khí ở màng tế bào. Không bào co bóp liên tục nhằm tập trung nước thừa cùng các sản phẩm bài tiết lại một chỗ rồi thải ra ngoài, góp phần to lớn trong việc điều chỉnh áp suất thẩm thấu của cơ thể.
Quy trình trùng đầu roi thực hiện sinh sản
Sau khi thực hiện chu trình nghiên cứu sự sinh sản của trùng đầu roi, người ta đã khái quát và tóm gọn lại thành 3 bước căn bản như sau:
- Bước 1: Các tế bào của trùng roi bắt đầu tiến hành tích lũy các chất dinh dưỡng cần thiết để chuẩn bị cho quá trình phân tách làm đôi.
- Bước 2: Nó sẽ dần dần phân tách từ nhân và roi. Sau đó tiếp tục đến các chất nguyên sinh và bào quang, quá trình này vẫn diễn ra cho tới khi nhân và roi tách hoàn toàn ra khỏi nhau.
- Bước 3: Màng tế bào sẽ tiếp tục tách đôi cho đến lúc cơ thể trùng đầu roi phân thành 2 tế bào con riêng biệt.
Tính hướng sáng thường thấy ở trùng đầu roi xanh
Để kiểm chứng tính hướng sáng, người ta tiến hành một thí nghiệm là đặt bình chứa trùng đầu roi xanh trên bệ cửa sổ, rồi dùng giấy đen che tối nửa chiếc bình. Qua vài ngày, hãy bỏ tấm giấy đen đó ra và quan sát thì có thể dễ dàng nhận thấy phía có ánh sáng xuất hiện màu xanh lá cây, phía che tối vẫn giữ nguyên màu trong suốt.
Qua đây, người ta cũng đưa ra lời giải thích cho thí nghiệm này như sau: Toàn cơ thể trùng đầu roi xanh chứa chất diệp lục với hình thức sinh sản là tự dưỡng. Nên khi dùng giấy đen che tối nửa chiếc bình thì nó sẽ di chuyển về nơi phát ra ánh sáng. Vì vậy, vùng có ánh sáng nước sẽ dần biến đổi sang màu xanh do có trùng roi xanh, còn phần tối thì không có nên nước vẫn giữ màu trong suốt.
Con đường mà trùng roi có thể lây truyền qua
Nhiễm trùng roi âm đạo là căn bệnh phổ biến do ký sinh trùng loại Trichomonas vaginalis gây ra và rất hay gặp ở phụ nữ. Nó thường ký sinh trong phần dịch tiết âm đạo hoặc các nếp nhăn của da ở bộ phận sinh dục, dẫn đến các triệu chứng viêm nhiễm.
Bệnh lây truyền trực tiếp qua con đường giao hợp khi không sử dụng biện pháp bảo vệ hoặc cũng có thể lây truyền thông qua việc tiếp xúc gần với chất dịch nhầy tiết từ âm đạo hay dương vật người bệnh. Trùng đầu roi cũng sinh sống ở niệu đạo nam nhưng không có làm xuất hiện biểu hiện bệnh, do vậy nó được xem là nguồn lây nhiễm nguy hiểm. Ngoài ra, bệnh còn có thể lây nhiễm gián tiếp qua các con đường khác như: quần áo, bông tắm, khăn mặt, đồ dùng cá nhân,…..
Trùng roi âm đạo gây ra những biểu hiện như thế nào?
Khi dính phải trùng roi âm đạo, bệnh nhân thường xuất hiện những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Lúc đầu mới bị bệnh, triệu chứng chỉ ở mức cấp tính với các biểu hiện như: ngứa ngáy nhiều ở âm đạo, có khí hư chảy ra, kèm theo dịch mủ vàng hoặc xanh. Nó khiến âm đạo cực kỳ nặng mùi, bị đau nhức như kim châm, sưng đỏ, viêm tấy và nhiều nơi còn bị lở loét.
Sau đó bệnh dần chuyển sang bán cấp và mãn tính nhưng lại thường không có viêm tấy. Trên lâm sàng, các triệu chứng hay gặp nhất ở bệnh nhân là có khí hư chảy ra, mang màu trắng đục, nhày dính, có bọt. Khi thời kỳ kinh nguyệt đến chính là lúc âm đạo, âm hộ bị đỏ rát nhất, niêm mạc âm đạo xảy ra hiện tượng sung huyết, đôi khi sẽ khiến tụ huyết, có những nốt lấm chấm đỏ, làm người bệnh vô cùng ngứa ngáy, khó chịu…
Quá trình tiến triển của sinh vật
Trùng roi âm đạo có thể tiến triển cấp tính với đầy đủ các biểu hiện lâm sàng. Tuy nhiên, nó thường chỉ dừng ở mức độ bán cấp, nghĩa là khi ấy các triệu chứng chỉ nhẹ, đôi khi sẽ dẫn đến khó nhận biết. Những biểu hiện này có nguy cơ kéo dài dai dẳng rất lâu và dễ bị tái phát, thậm chí, nhiều người dù bị trùng đầu roi âm đạo nhưng lại không có biểu hiện ra bất cứ triệu chứng gì.
Sinh vật này xâm nhập để lại biến chứng gì?
Bệnh trùng roi âm đạo, nếu không được nhanh chóng phát hiện và chữa trị kịp thời thì khi tình trạng kéo dài lâu ngày có thể gây nên các biến chứng phổ biến như: viêm buồng trứng, vòi trứng làm cho bệnh nhân bị đau đớn, khó chịu. Bên cạnh đó, còn có thêm hiện tượng rong kinh, cổ tử cung bị viêm loét, ngứa ngáy, niêm mạc sưng tấy, đỏ rát.
Vô sinh cũng là một biến chứng nghiêm trọng do trùng đầu roi tiết ra dịch nhầy, tạo thành nút thắt bao bọc và bịt kín cổ tử cung, ngăn chặn tinh trùng xâm nhập vào để thụ tinh nên không thể mang thai được.
Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây nên biến chứng khác là viêm nhiễm đường tiết niệu với biểu hiện lâm sàng có thể rõ hoặc không. Ở một số trường hợp, người phụ nữ mắc trùng roi âm đạo, khi đi tiểu thường xuất hiện cảm giác đau buốt, có dịch mủ tiết ra và đồng thời tìm thấy ký sinh trùng lẫn trong nước tiểu.
Phương pháp điều trị trùng roi âm đạo hiệu quả
Nhờ công nghệ y học tiên tiến như hiện nay nên việc điều trị bệnh trùng roi âm đạo chẳng còn gặp quá nhiều vấn đề gây trở ngại nữa. Thông qua quá trình nghiên cứu lâu dài, để giúp người bệnh mau chóng phục hồi lại như bình thường thì các bác sĩ đã tiến hành tách họ thành những nhóm cụ thể say đây:
Điều trị bệnh trùng roi với phụ nữ không có thai
Phụ nữ khi mắc trùng roi được khuyên là nên dùng Metronidazol 2g hoặc Tinidazole 2g. Tinidazole sở hữu nhiều ưu điểm hiếm có như: làm tăng cao nồng độ trong máu, phân bố tốt đến hệ niệu, thời gian bán hủy kéo dài và ít gây ra tác dụng phụ về đường tiêu hóa hơn loại thuốc Metronidazol, nhưng về giá thành thì lại có sự chênh lệch đáng kể. Đồng thời trong quá trình điều trị thì người bệnh cần lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:
- Tuyệt đối không sử dụng thức uống có cồn trong vòng 24 giờ kể từ sau khi uống Metronidazol và 72 giờ sau khi uống Tinidazole.
- Tránh việc xảy ra quan hệ trong giai đoạn thực hiện điều trị, đến khi người bệnh đã hoàn tất liệu trình và cải thiện các triệu chứng một cách rõ rệt, cũng như đã điều trị xong cho cả bạn tình.
Chữa bệnh trùng roi âm đạo cho phụ nữ có thai
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, phụ nữ có thai chỉ nên dùng thuốc Metronidazol sau 3 tháng đầu thai kỳ hoặc thay thế bằng việc bôi gel Metronidazol. Bởi đến thời điểm hiện tại, vẫn không có bất kỳ bằng chứng nào về việc sử dụng Metronidazol trong thai kỳ gây ảnh hưởng bất lợi cho quá trình phát triển của thai nhi.
Kết luận
Trùng roi có thể gây nên căn bệnh liên quan đến đường âm đạo ở nữ giới, tuy nó không quá nặng hay bộc lộ những biểu hiện quá rõ ràng, nhưng việc thường xuyên thăm khám định kỳ để sớm được điều trị là vô cùng cần thiết.