Vi khuẩn ăn thịt người là một loại nhiễm khuẩn ai cũng nên cẩn thận, chắc hẳn bạn đã từng nghe truyền hình nhắc đến hoặc xem những bộ phim có liên quan đến chúng. Chúng không phải một chi tiết trong các loại phim khoa học viễn tưởng, vi khuẩn này là một thực thể tồn tại trong môi trường sống của con người.
Vi khuẩn ăn thịt người được hiểu như thế nào?
Bản chất loại bệnh do vi khuẩn này gây ra là viêm cân mạc hoại tử – một loại nhiễm khuẩn phát triển sâu dưới da hiếm gặp, tuy nhiên khi đã vào cơ thể, nó phát triển cực kỳ nhanh mang theo độc tố phá hủy các mô liên kết, mô mỡ và cả mô cơ trong cơ thể.
Cái tên “Vi khuẩn ăn thịt người” khiến người ta liên tưởng đến chúng có thể thực sự “ăn thịt”, nhưng không, bạn nên hiểu nó theo nghĩa bào mòn cơ thể chúng ta. Trên các phương tiện truyền thông gọi vi khuẩn này với cái tên ghê rợn như vậy không hề sai, nó gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể người mắc phải.
Có nhiều loại vi khuẩn gây viêm cân mạc hoại tử, đó có thể là liên khuẩn beta huyết nhóm A, vibrio vulnificus, tụ cầu vàng, klebsiella, clostridium,… Chung quy có rất nhiều loại, từng loại sẽ có nguyên lý hoạt động khác nhau nhưng chúng đều sẽ phá hủy cơ thể bạn, vậy nên cẩn thận là điều quan trọng nhất.
Thông tin cần biết về vi khuẩn ăn thịt người
Đây là một loại bệnh vô cùng nguy hiểm, một khi mắc phải bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc để chữa trị. Nguy cơ hoại tử cực kỳ cao nếu bạn điều trị ngay tại nhà, vì vết thương hở tiếp xúc với môi trường bên ngoài cần được chuyên gia chăm sóc, sát trùng hằng ngày, bên cạnh đó kết hợp uống thuốc để tăng sức đề kháng.
Trong quá trình mắc bệnh, bệnh nhân sẽ phải chịu những cơn đau thấu xương, di chứng để lại của nó cũng khá nặng nề, vậy nên bạn không thể lơ là thiếu cảnh giác. Vi khuẩn này có tốc độ hoạt động bên trong cơ thể người cực nhanh, bạn hãy đến bệnh viện ngay lập tức khi phát hiện vết thương nhỏ để được kiểm tra kịp thời.
Sự khác biệt giữa Whitmore và vi khuẩn ăn thịt người
Đầu tiên, phải khẳng định vi khuẩn gây bệnh Whitmore không phải vi khuẩn ăn thịt, đây là một điều mà rất nhiều người lầm tưởng. Những thông tin lan truyền sai sự thật gây hoang mang, lo lắng cho mọi người, Bộ Y tế đã lên tiếng khẳng định, các bạn cần phân biệt hai loại vi khuẩn này nhé!
Vi khuẩn Whitmore
Vi khuẩn Whitmore có nguyên lý hoạt động là tác động vào phổi, gây viêm phổi, dẫn đến nhiễm trùng máu và đạt đến mức độ nặng nhất sẽ suy nội tạng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Loại kháng sinh thông thường khó có thể chống lại sự tác động của vi khuẩn này, vậy nên số lượng người chết do Whitmore là rất nhiều.
Vi khuẩn ăn thịt người
Như đã nói ở trên, vi khuẩn ăn thịt có nguyên lý hoạt động là tác động trực tiếp vào các mô cơ, mô mỡ trong cơ thể để phá hủy sự liên kết giữa chúng. Nhìn tổng quan qua hai khái niệm này, bạn cũng đủ để phân biệt vi khuẩn Whitmore và vi khuẩn ăn thịt là hoàn toàn khác nhau.
Biến chứng khi nhiễm vi khuẩn ăn thịt người
Đầu tiên là sức khỏe bị tổn hại nghiêm trọng, sau thời gian điều trị dù không tử vong nhưng thể trạng đã sa sút rõ rệt. Người bệnh sẽ sút cân thấy rõ, bên cạnh đó cơ thể lúc nào cũng trong tình trạng mệt mỏi, có thể phải mất rất lâu để khôi phục, nhưng sức khỏe dù như thế nào cũng không thể trở lại tình trạng tốt như ban đầu.
Bạn có thể sẽ mất tứ chi, vì việc nhiễm trùng yêu cầu phải cắt đi tay, chân, để chúng không di căn sang bộ phận khác. Không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể, mà người mắc phải sẽ rất tự ti, có một số người hoàn toàn mất khả năng lao động, kể từ giây phút này chỉ có thể sống đời sống thực vật.
Ngoài ra, khuôn mặt cũng có thể bị phá hủy, điều này càng làm tăng thêm sự tự ti khi bạn giao tiếp với người khác. Cuộc tấn công của loại vi khuẩn ăn thịt người khiến những vết thương hở trở nên trầm trọng, lở loét thành mảng và có thể thấy cả xương người bệnh. Tóm lại, bạn cần biết cách phòng tránh loại bệnh này để nó không gây nên hậu quả trên cơ thể.
Chẩn đoán người mắc phải vi khuẩn ăn thịt
Bạn nên tìm đến cấp cứu càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nếu không những biến chứng để lại như cụt chi, nhiễm khuẩn, hôn mê sâu, tử vong là điều khó tránh khỏi. Một khi bệnh đã ủ trong cơ thể đủ lâu, bạn sẽ vô cùng khó điều trị.
Các bác sĩ có chuyên môn sẽ quan sát vết loét, mụn nước hay đốn đen xung quanh vết thương để phân tích loại bệnh. Một số dấu hiệu để chẩn đoán bạn đã mắc phải vi khuẩn ăn thịt người đó chính là thay đổi màu sắc da xung quanh vết thương, có mủ chảy ra và người bệnh luôn thấy chóng mặt, mệt mỏi suốt khoảng thời gian dài.
Khi thấy những dấu hiệu như trên, bác sĩ đã khoanh vùng được những loại bệnh bạn có thể mắc phải. Tiếp theo, bạn sẽ thực hiện một số các xét nghiệm thuộc về lĩnh vực y khoa để nhận biết loại vi khuẩn đang tồn tại trong cơ thể có phải là vi khuẩn ăn thịt hay không, đó chính là cách chẩn đoán bệnh.
Điều trị khi bệnh nhân nhiễm vi khuẩn ăn thịt
Tùy vào mức độ khác nhau sẽ cần phối hợp các cách thức điều trị khác nhau, điều này sẽ được bác sĩ xem xét và ra quyết định. Nhìn chung, quy trình điều trị khi nhiễm vi khuẩn ăn thịt diễn ra như sau:
Đầu tiên, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch, tiếp tục phẫu thuật để cắt bỏ các mô tổn thương, ngăn chặn vi khuẩn xâm lấn qua những nơi khác trên cơ thể. Nếu điều này không được thực hiện sớm, nguy cơ nhiễm trùng nặng và hoại tử là điều không thể tránh khỏi.
Do thể trạng người bệnh bị vi khuẩn ăn thịt người bào mòn nghiêm trọng, nên cần sử dụng các loại thuốc giúp huyết áp tăng đến mức ổn định. Một số trường hợp đã hoại tử tay, chân, bác sĩ sẽ trao đổi với người nhà để tiến hành cắt chi, dù rất đau đớn nhưng đó là điều cần làm để giữ lại tính mạng.
Tiếp đến, liệu pháp oxy cao áp sẽ được áp dụng để điều trị vết thương, kết hợp theo dõi tim mạch và hỗ trợ oxy vì lúc này thể trạng người bệnh vô cũng yếu ớt. Do phải phẫu thuật khá nhiều lần, dễ dẫn đến tình trạng mất máu quá nhiều nên bác sĩ sẽ truyền máu cho người bệnh, truyền kháng thể để chống lại nhiễm khuẩn.
Triệu chứng mà vi khuẩn ăn thịt người gây ra
Triệu chứng khi bạn nhiễm phải vi khuẩn ăn thịt sẽ xuất hiện cùng lúc với nhau trong 24 giờ đầu tiên, bạn cần nắm rõ điều này để nhận biết bản thân đang có nguy cơ mắc phải hay không. Cùng điểm qua những dấu hiệu tiêu biểu thường gặp phải như sau:
Vùng vết thương bị nhiễm khuẩn sẽ sưng tấy, nóng, đỏ, xung quanh vết thương đau tăng mạnh từng cơn. Thay vì bạn chỉ đau nhẹ khi bị trầy xước, nhưng nếu vi khuẩn ăn thịt có tác động trong đó, bạn sẽ cảm thấy mức độ đau tăng gấp nhiều lần dù chỉ là một vết thương rất nhỏ.
Những triệu chứng đi kèm trong 24h đồng hồ này là nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, nôn mửa, tiêu chảy, cảm thấy bản thân không có sức sống. Bên cạnh đó, người mắc vi khuẩn ăn thịt luôn trong tình trạng khát nước, đây là những dấu hiệu bất thường bạn cần chú ý.
Nếu để thời gian ủ bệnh lâu hơn, các vùng da sẽ chuyển sang màu tím đậm, trong đó có chứa dung dịch mủ nước, bạn có thể cảm nhận điều khi nhìn vào. Lúc này tình trạng đã vô cùng nguy hiểm, nếu không thăm khám kịp thời những triệu chứng về sau sẽ là tụt huyết áp nghiêm trọng, sốc nhiễm độc, hôn mê sâu,…
Tác nhân dẫn đến nhiễm vi khuẩn ăn thịt người
Được biết, vi khuẩn đi vào cơ thể người thông qua vết thương hở, đó là lý do bạn phải cẩn thận và không được chủ quan chỉ với những vết trầy xước nhẹ. Con đường nhiễm khuẩn có thể là do vết cắn nhỏ hoặc vết trầy xước khi chạm vào vật sắc nhọn nào đó, bị côn trùng cắn, trường hợp vô cùng ít còn lại là do phẫu thuật.
Tổng hợp cách phòng tránh vi khuẩn ăn thịt người
Để phòng tránh được loại vi khuẩn ăn thịt nguy hiểm này thì bạn cần biết khu vực sinh sống của chúng, đó là những nơi có khí hậu ấm áp, có thể kể đến trong nước ngọt, nước lợ, nước bẩn, bùn, cống rãnh,… Khi đã biết được nơi trú ngụ của vi khuẩn ăn thịt, bạn cần có biện pháp phòng tránh khi tiếp xúc với những nơi kể trên.
Những người làm việc trong môi trường nước, đất không nên đi chân trần, sử dụng tay trần vì một khi môi trường đã nhiễm khuẩn, chỉ cần tay chân bạn có vết thương hở sẽ tạo cơ hội cho nó xâm lấn ngay lập tức. Biện pháp lúc này là đi ủng, mang bao tay cao su khi làm việc, tốt hơn hết bạn nên mặc cả đồ bảo hộ để an toàn cho cơ thể.
Những người đang có vết thương hở, mụn nhọt không nên tiếp xúc với bùn, đất, nguồn nước bên ngoài. Một khi đã xuất hiện vết thương trên cơ thể, bạn phải thực hiện thao tác rửa sạch và sát trùng dù cho đó là vết nhỏ.
Có thể bạn sẽ cảm thấy việc làm này vô cùng thừa thải vì nó chỉ là một vết thương nhỏ, nhưng “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Bạn hãy nhìn vào những di chứng mà loại vi khuẩn ăn thịt này có thể mang đến, từ đó sẽ biết cách bảo vệ bản thân hơn.
Kết luận
Bài viết trên đã tóm tắt những thông tin về vi khuẩn ăn thịt người, đây là một loại nhiễm khuẩn vô cùng nguy hiểm gây những tổn thương nghiêm trọng không thể hồi phục. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã có những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh.