Vi sinh vật phân bố ở khắp mọi nơi trong tự nhiên và trên cả cơ thể con người và các loài động vật. Chúng có thể có lợi và cũng có thể có hại, trong đó có một số ít loài gây bệnh cho con người. Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp những kiến thức quan trọng xoay quanh vi sinh vật, cùng theo dõi nhé!
Thông tin bạn nên biết về vi sinh vật
Vi sinh vật không phải là một trong các nhóm phân loại trong sinh giới mà chúng bao gồm tất cả những sinh vật đơn bào, đa bào nhân sơ hoặc nhân thực có kích thước rất nhỏ. Phải sử dụng kính hiển vi thì chúng ta mới có thể quan sát được các sinh vật này.
Khái niệm
Vi sinh vật (VSV) hay còn gọi là vi sinh, là nhóm sinh vật đơn bào, không nhân bào hoặc đa bào, sinh sản bằng hình thức nhân đôi hoặc tạo bào tử. Chúng có kích thước rất nhỏ, không thể nhìn bằng mắt thường mà phải sử dụng kính hiển vi thì mới quan sát được.
Vi sinh bao gồm: virus, nấm, vi khuẩn (gồm cả cổ khuẩn), tảo và nguyên sinh động vật. Khi nghiên cứu về nhóm sinh vật này, các nhà khoa học cần phải sử dụng phương pháp nuôi cấy vô khuẩn. Đáng chú ý hơn đây là loài sinh vật xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất.
Đặc điểm vi sinh vật
Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của VSV:
- Có kích thước siêu nhỏ, được tính bằng đơn vị micromet.
- Có khả năng hấp thụ nhiều và chuyển hóa nhanh hơn so với các loài sinh vật khác.
- Chúng sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ, hiện nay chưa có sinh vật nào có tốc sinh sôi vượt qua được chúng.
- Vi sinh có khả năng thích ứng mạnh, dễ dàng phát sinh biến dị. Và chúng có thể tồn tại ở những điều kiện bất lợi mà các sinh vật khác không thể sinh sống được.
- Đa số chúng là nhóm vi sinh đơn bào, đơn bội nên sinh sản rất nhanh và số lượng nhiều, tiếp xúc trực tiếp với môi trường sống.
- Phân bố rộng và có nhiều chủng loại, chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi trên Trái Đất, trong đất, trên núi cao, ở không khí, dưới biển sâu và cả trên cơ thể con người, động vật, thực vật,…
Thông tin thú vị về vi sinh vật
Nhiều người cho rằng vi sinh chỉ tồn tại trong môi trường xung quanh chúng ta. Nhưng thật ra chúng còn tồn tại trong cơ thể con người. Có khoảng trên 200 loài VSV tồn tại trên cơ thể người và chúng chủ yếu phân bố ở các bộ phận sau:
Trên da
Da là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với môi trường bên ngoài nên cũng là nơi có nguy cơ cao ẩn chứa nhiều loài vi sinh vật sống ký sinh. Chúng lấy thức ăn trên da từ các chất tiết của tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn,… Chúng thường sống tại những nơi có độ ẩm cao như da dầu, da mặt, ở các kẽ ngón tay, ngón chân,…
Việc vệ sinh, tắm rửa thường xuyên sẽ làm giảm đến 90% VSV trên da. Tuy nhiên, chỉ sau vài giờ tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn lại tiết ra lại, làm môi trường để sản sinh vi sinh. Vì thế chúng ta cần luôn chủ động vệ sinh cơ thể thường xuyên để hạn chế sự gia tăng các vi sinh trên da.
Vi sinh vật đường hô hấp
Vi sinh đường hô hấp tồn tại ở mũi, đường hô hấp trên, ở trong họng miệng và ở đường hô hấp dưới (phế quản, phế nang). Chính vì thế, việc bảo vệ đường hô hấp khỏi các vi sinh gây hại xâm nhập sẽ giúp bạn hạn chế được nhiều bệnh ốm vặt, như ho khan, cảm cúm thông thường.
Trong đường tiêu hoá
Các vi sinh ở đường tiêu hoá phân bố ở các vị trí như:
- Ở miệng: Các loài vi khuẩn như liên cầu khuẩn, cầu khuẩn kị khí,… phát triển rất tốt ở môi trường miệng.
- Ở trong dạ dày: Các loài vi sinh trong dạ dày gây ra bệnh đau dạ dày, lở loét, tá tràng,.. điển hình như vi khuẩn H.Pylori,…
- Ở đường ruột: Vi sinh sống trong đường ruột có tác dụng lợi khuẩn, chuyển hóa sắc tố, tổng hợp vitamin A, cân bằng các chất dinh dưỡng và chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh.
Vi sinh vật có trong đường tiết niệu
Đường tiết niệu vô trùng và trong nước tiểu không chứa vi sinh vật. Phía ngoài cùng của niệu đạo thì có một số ít loài vi khuẩn nguy hiểm như: Ecoli, Enterococcus faecalis,…Các vi sinh cũng hay có trong nước tiểu đầu với số lượng.
Vi sinh vật có gây bệnh?
Theo nghiên cứu, có khá nhiều loài vi sinh gây hại đến sức khỏe con người, động vật và cả thực vật. Chúng gây ra một số căn bệnh nguy hiểm, những loài phổ biến như:
- Vi khuẩn: Nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, làm tổn hại đến sức khỏe người, động vật và gây nên những tổn thất nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp. Ví dụ trực khuẩn bệnh lỵ, như trực khuẩn sốt rét thương hàn. Proteus vulgaris gây ra bệnh ỉa chảy và chứng chảy máu đường ruột và các bệnh nhiễm trùng khác.
- Động vật nguyên sinh: Có nhiều loài gây ra bệnh nguy hiểm như sốt rét, bệnh lỵ amip, bệnh ngủ Châu Phi, bệnh viêm dạ dày – ruột non từ nước cho nhiều người.
- Các loại giun sán và trứng của chúng sẽ ký sinh ở người và động vật, có thể được nước vận chuyển như sán dây, sán sanigat, sán đầu giác latus, sáng lá gan, sán máng, giun kim, giun móc,… Chúng đều là loài vi sinh có tác động xấu đến sức khỏe.
- Amip sống ký sinh hoặc sống tự do có khả năng gây ra các tổn thương (lị amíp) hay các tổn thương ngoài ruột như gan, não, da..
Vi sinh có hại và có lợi
Khi nhắc đến vi khuẩn, người ta thường cho rằng chúng là loài vi sinh vật có hại thế nhưng không biết rằng cũng có nhiều loại được sử dụng nhờ đem lại lợi ích cần thiết cho con người. Vì thế nên người ta phân loại các nhóm vi sinh ra thành 2 loại là loại có lợi và loại có hại.
Vi sinh có lợi: Là các sinh có lợi có trong thực phẩm, đường ruột hoặc vi sinh có lợi cho cây trồng. Nhiều loài có trong cơ thể con người góp phần vào việc duy trì sự sống cho con người. Chúng có trong hệ tiêu hóa và hỗ trợ con người hấp thụ các dưỡng chất. Ngoài ra, một số loài giúp phòng bệnh bằng cách xâm chiếm những vị trí mà hại khuẩn gây bệnh muốn bám vào. Chúng giúp bảo vệ con người khỏi bệnh tật bằng việc tấn công vào những mầm bệnh đó.
Vi sinh có hại: Bên cạnh những lợi ích kể trên thì cũng có khá nhiều loài vi sinh gây hại cho con người, bởi chúng có khả năng gây bệnh và làm lây lan dịch bệnh. Đó là các loại vi sinh gây bệnh cho người, vật nuôi và cây trồng,… Đặc biệt trên cơ thể con người, không có cơ quan nào mà hại khuẩn không thể tấn công.
Một số loại vi sinh vật tốt cho bể cá
Một trong những lợi ích của VSV đó là xử lý rác thải, góp phần làm sạch nguồn nước. Điển hình là các loài vi sinh tốt cho bể cá. Trong đó Betaproteobacteria chính là nhóm phong phú nhất, chúng chịu trách nhiệm trong việc loại bỏ các yếu tố hữu cơ và chất dinh dưỡng.
Các nhánh khác như là Bacteroidetes, Acidobacteria và Chloroflexi. Nhiều loại vi khuẩn nhất là Tetrasphaera, Candidatus Microthrix Rhodoferax, Trichococcus, Rhodobacter, Hyphomicrobium.
Ứng dụng của vi sinh lên đời sống con người
Vi sinh còn được xem là người bạn của công nghệ sinh học và công nghệ vi sinh. Hiện nay các công nghệ này đang rất được khuyến khích phát triển. Dưới đây là những nhóm vai trò của chính của vi sinh trong đời sống:
Ứng dụng trong nông nghiệp
cố định Nitơ tự nhiên để tạo ra đạm sinh học cung cấp cho cây trồng,…Quần thể vi sinh trong đất là chỉ số để đánh giá chất lượng đất, đất có tỷ lệ vi sinh càng cao sẽ càng được đánh giá là có độ màu mỡ tốt. Do đó, để phát triển nông nghiệp bền vững thì việc quan trọng là tăng cường hệ vi sinh có trong đất. Quần thể vi sinh đất bao gồm vi khuẩn, xạ khuẩn, vi nấm, tảo và nguyên sinh động vật.
Mối quan hệ của các vi sinh đất và sinh vật khác trong đất như giun, ngành chân khớp, bò sát tạo nên mạng lưới thức ăn đa dạng và phức tạp. Các vi sinh sẽ phân hủy chất hữu cơ, xác động thực vật và tạo ra dinh dưỡng nuôi sống thực vật và các sinh vật khác.
Hệ vi sinh có vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện cấu trúc đất, chuyển hóa dinh dưỡng trong phân bón để cung cấp cho cây trồng, phân giải chất hữu cơ trong đất, chuyển hóa chất khó tan thành chất dễ tan giúp cây trồng hấp thụ một cách dễ dàng, giải phóng chất khoáng bị giữ chặt trong đất thành dạng dễ tiêu cho cây hấp thụ.
Ứng dụng quan trọng của vi sinh vật trong chăn nuôi
Ứng dụng vi sinh còn được đưa vào sản xuất thức ăn chăn nuôi để làm giảm thiểu tỷ lệ vật nuôi mắc bệnh, hạ giá thành sản xuất và mang lại nhiều lợi ích khác. Giúp vật nuôi sinh trưởng và phát triển nhanh, không cần sử dụng chất tăng trọng gây hại và tránh phụ thuộc vào kháng sinh chữa bệnh.
Không những thế, người ta còn tận dụng vi sinh để khử mùi hôi trong trang trại chăn nuôi. Chuồng trại chăn nuôi và rác thải được xử lý mùi hôi nhanh chóng, đồng thời ức chế các loại vi khuẩn gây bệnh hiệu quả, giúp giảm ô nhiễm môi trường.
Ứng dụng của vi sinh vật trong ngành y học
Vi sinh được ứng dụng trong y học để sản xuất vaccine ngừa bệnh cho con người, là thành phần của phần lớn nhiều loại thuốc kháng sinh. Tạo nên các loại men tiêu hóa có lợi cho con người như: Biosubtilis, Bidisubtilis, Antibio, Biofidin, Biobaby… và tạo ra nhiều loại Protein có lợi như Insulin, Interferon… giúp chống lại nhiều loại bệnh.
Trong xử lý nước thải
Công nghệ vi sinh tạo ra được các chất có khả năng khử mùi hôi, phân hủy chất thải nông nghiệp và công nghiệp. Với các loại rác khó phân hủy thì nhờ có ứng dụng của vi sinh vật mà quá trình này được thúc đẩy nhanh chóng hơn. Điều này góp phần bảo vệ môi trường đáng kể.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ các thông tin giải đáp cho thắc mắc vi sinh vật là gì cũng như những tác hại, lợi ích mà chúng mang lại. Hy vọng thông qua bài viết này, người đọc sẽ biết cách ứng dụng vi sinh hiệu quả vào trong các lĩnh vực đời sống và sản xuất.