Virus RSV làm số lượng trẻ mắc nhiễm trùng hô hấp đến thăm khám và nhập viện tăng đột biến. Các trẻ nhỏ chỉ mới hắt hơi sổ mũi một vài tiếng đã chuyển nặng sang ho, sốt ậm ạch bởi viêm phổi và phải nhập viện điều trị, trong số đó xuất hiện những trẻ bị rất nặng phải thở oxy, thở máy….
Virus RSV hợp bào hô hấp là gì?
Virus RSV tên đầy đủ là Virus hợp bào hô hấp RSV, hay còn gọi là respiratory syncytial virus là một loại virus gây bệnh nhiễm trùng phổi và đường hô hấp, làm viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Vào cơ thể qua mắt, mũi, miệng, đa phần các em nhiễm virus hợp bào hô hấp đều dưới 2 tuổi.
Ngoài ra thì virus hợp bào hô hấp cũng có thể lây nhiễm cho người lớn, nhiễm virus hợp bào hô hấp này có thể nghiêm trọng trong một vài trường hợp, đặc biệt là ở trẻ sinh non, người lớn tuổi và người có bệnh về tim, phổi hoặc sở hữu hệ miễn dịch suy yếu. Bệnh chuyển biến nặng vào mùa đông – xuân, xuân – hè.
RSV có 2 tuýp:
- Tuýp 1: gây khả năng sốt cao, tiên lượng nặng
- Tuýp 2: sốt nhẹ và thậm chí không sốt
Người bệnh nhiễm virus RSV biến chứng nặng có thể dẫn tới nguy cơ tử vong, với tỷ lệ tử vong là 2,8 – 22% trên toàn thế giới.
Triệu chứng khi nhiễm hợp bào hô hấp RSV
Khi nhiễm virus RSV cho hệ hô hấp của trẻ ở mũi, họng có thể gây ra triệu chứng nhẹ, giống cảm lạnh như là:
- Ho, đau họng nhẹ và dần chuyển biến thành ho nặng, ho dữ dội.
- Sổ mũi và nghẹt mũi.
- Khó thở hoặc thở gấp rút, nhanh hơn bình thường, thở khò khè.
- Đau tai.
- Bị sốt lúc bắt đầu bệnh. Tuy nhiên, sốt cao không đồng nghĩa là bệnh nặng hơn.
Ngoài ra, khi trẻ bị nhiễm virus RSV có thể còn mắc các triệu chứng khác nặng hơn như:
- Hay cáu gắt, quấy khóc, khó chịu.
- Mệt mỏi, lờ đờ, buồn ngủ và ngủ không ngon.
- Giảm cảm giác hứng thú với môi trường xung quanh.
- Bú kém, biếng ăn.
Virus RSV sinh bệnh trong bao lâu? Người bệnh nhiễm RSV sẽ nhận thấy dấu hiệu trong tầm từ 4 – 6 ngày sau khi nhiễm bệnh. Triệu chứng sẽ xuất hiện theo từng giai đoạn chứ không dồn dập cùng một lúc và chúng có xu hướng nặng dần. Ở ngày thứ nhất và thứ hai biểu hiện thường nhẹ; sang những ngày tiếp theo, ngày thứ 3, 4, 5 là nặng nhất và đến ngày thứ 6 giảm dần, ngày 7 tới 10 khỏi hẳn.
Virus RSV cũng gây ra các bệnh nhiễm trùng nặng như viêm tiểu phế quản, viêm đường dẫn khí nhỏ nằm trong phổi, viêm phổi, nhiễm trùng phổi. Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm tiểu phế quản, viêm phổi ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.
Nguyên nhân gây bệnh virus RSV
Virus hợp bào đường hô hấp trực tiếp xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi, miệng. Nó lây lan trong không khí rất dễ dàng thông qua các giọt bắn có mầm bệnh do người bệnh phát tán. Như vậy, bạn hoặc con bạn có khả năng cao bị nhiễm RSV nếu như ai đó mang virus ho hoặc hắt hơi tới gần bạn.
RSV cũng lây truyền sang người khác qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc là gián tiếp, chẳng hạn như bắt tay người bệnh hay tiếp xúc vào bề mặt cứng có virus RSV.
Người bị nhiễm virus hợp bào này có khả năng gây lây lan cao trong vòng vài ngày sau khi nhiễm bệnh. Tuy nhiên thì virus vẫn tiếp tục lây lan vài tuần ngay sau đó.
Đối tượng dễ bị mắc RSV hợp bào tấn công
RSV có thể gây bệnh nhiễm trùng hô hấp ở mọi lứa tuổi và hầu hết đều giống với cảm lạnh thông thường, tuy nhiên một số đối tượng sau đó có thể mắc bệnh nghiêm trọng hơn:
- Trẻ em sinh non, tuổi thai nhi dưới 37 tuần.
- Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 6 tháng tuổi trở xuống. Trên toàn cầu, ước tính khoảng trên dưới 45% trường hợp nhập viện và sau đó tử vong tại bệnh viện do bị nhiễm trùng hô hấp nặng mà nguyên nhân chính là virus RSV gây ra ở trẻ em dưới 6 tháng.
- Trẻ em dưới 2 tuổi mắc phổi mạn tính hoặc bệnh tim bẩm sinh.
- Trẻ em bị bệnh suy giảm hệ miễn dịch
- Trẻ em bị rối loạn thần kinh cơ, bao gồm trẻ khó nuốt hoặc khó tiết dịch nhầy.
Ngoài ra: Những người già trên 65 tuổi và người lớn bị bệnh tim hoặc phổi mạn tính thường có hệ thống miễn dịch suy yếu.
Biến chứng khi nhiễm phải virus RSV
Thông thường, ca nhiễm RSV không quá nghiêm trọng nhưng trong một vài trường hợp đặc biệt là trẻ sơ sinh, trẻ có hệ miễn dịch non yếu, bệnh gây ra biến chứng khôn lường. Các biến chứng có ở virus hợp bào hô hấp bao gồm:
Viêm phổi
Virus RSV là một nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh viêm phổi hoặc đường thở của phổi ở trẻ sơ sinh. Loại biến chứng này xảy ra khi virus lây lan qua đường hô hấp dưới. Đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người bị suy giảm miễn dịch, người bị bệnh tim hoặc phổi mãn tính, tình trạng phổi ngày càng trầm trọng.
Nhiễm virus RSV dễ gây viêm tai giữa
Nếu như virus xâm nhập vào khoảng trống phía sau màng nhĩ thì bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng tai giữa, viêm tai giữa. Biến chứng này thường gặp ở trẻ sơ sinh và cả trẻ nhỏ.
Bệnh hen suyễn
Theo nhiều nghiên cứu chứng minh ở trẻ nhỏ nếu bị nhiễm phải virus hợp bào hô hấp nghiêm trọng sẽ có nguy cơ dẫn tới phát triển bệnh hen suyễn khi tới tuổi trưởng thành.
Một vài biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm khác của virus RSV về hô hấp như suy phổi, xẹp phổi hay tràn khí màng phổi, ứ khí phổi,…
Khi nào nên đến khám bác sĩ
Khi thấy người bệnh xuất hiện các triệu chứng của RSV, cần đưa họ tới thăm khám để được chẩn đoán chính xác. Trẻ nhỏ có sức đề kháng tốt và người lớn thường không cần nhập viện khi bị nhiễm RSV. Một vài trường hợp cần nhập viện sau:
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị nhiễm virus RSV hợp bào hô hấp;
- Tình trạng sốt cao không có dấu hiệu hạ nhiệt độ;
- Khó thở nghiêm trọng;
- Da có màu xanh, đặc biệt là ở trên môi và các móng tay;
- Bệnh nhân ăn không đủ 80% lượng ăn của người bình thường;
- Nồng độ oxy có trong máu dưới 95%.
Phương pháp chẩn đoán bị nhiễm virus RSV
Để xác định được tình trạng nhiễm virus hợp bào, trước tiên các bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe tổng quát, đồng thời hỏi thăm tiền sử của người bệnh, ví dụ như các triệu chứng xuất hiện khi nào, mức độ ra làm sao, có ăn uống được hay không… Tiếp theo, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một vài kiểm tra cận lâm sàng như:
- Xét nghiệm dịch hầu họng: chẩn đoán có virus RSV hay không một cách chính xác nhất.
- Xét nghiệm máu, nước tiểu và chụp X-quang phổi: nhằm kiểm tra biến chứng (nếu có) ở người bị nhiễm trùng nặng.
Cách thứ điều trị khi bị virus hợp bào hô hấp lây nhiễm
Đa phần các trường hợp bị nhiễm virus RSV sẽ tự khỏi khoảng 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát được cơn sốt và cơn đau bằng cách sử dụng thuốc hạ sốt và thuốc giảm đau, ví dụ như acetaminophen, paracetamol hay ibuprofen. Tuy nhiên thì tất cả các loại thuốc này phải dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Đặc trưng của loại khuẩn RSV là làm keo dính đường hô hấp người bệnh. Bởi thế, phương pháp điều trị hiệu quả là rửa mũi, long đờm định kỳ cho bệnh nhân để làm loãng dịch, giúp ngăn ngừa tình trạng bít tắc đường hô hấp.
Một điểm rất quan trọng với những người nhiễm virus RSV là uống đủ nước (nhằm đảm bảo đủ dịch và làm loãng đờm). Nếu như người bệnh không nạp đủ lượng nước cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định truyền dịch bằng đường tĩnh mạch.
Song song với biện pháp rửa mũi, tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê toa kháng sinh nhằm kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng của bệnh. Theo nghiên cứu được thực hiện ở hai nhóm bệnh nhân RSV, một nhóm dùng kháng sinh sớm và nhóm còn lại không sử dụng kháng sinh.
Kết quả cho thấy nhóm đầu tiên dùng kháng sinh sớm ít sử dụng máy thở hơn so với nhóm còn lại. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân cần phải thở oxy hoặc là đặt nội khí quản để thở máy.
Cách ngăn chặn, phòng ngừa nhiễm virus RSV
Giống như COVID-19, con đường lây lan của RSV cũng tương tự, nguyên tắc 5K có hiệu quả với tất cả loại virus gây nên bệnh về đường hô hấp.
Cha mẹ, người thân và người chăm sóc trẻ cần chú ý để hạn chế lây nhiễm virus RSV:
- Rửa tay thường xuyên: Hướng dẫn trẻ nhỏ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng với nước sạch hoặc nước sát khuẩn tay nhanh. Người lớn cần rửa tay trước khi chế biến thực phẩm, cho trẻ ăn, trước và sau khi chăm trẻ bị ốm khác…
- Tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng khi chưa rửa sạch sẽ.
- Tránh tiếp xúc gần với người bệnh: Hạn chế hôn, dùng chung cốc hoặc dụng cụ ăn uống với người có các triệu chứng tương tự.
- Che miệng, mũi khi ho và hắt hơi: Sử dụng khăn giấy hoặc tay áo khi ho hoặc hắt hơi.
- Làm sạch,khử trùng bề mặt: Đồ vật mà mọi người, trẻ em hay chạm vào như đồ chơi, tay vặn cửa và đặc biệt là thiết bị di động… bởi khi người bị nhiễm virus RSV chạm có thể sẽ để lại virus.
Chế độ dinh dưỡng dành cho người nhiễm virus RSV
Về chế độ ăn, nên cho trẻ nhỏ ăn loại thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm và dễ tiêu hóa. Nên cho trẻ ăn tùy theo nhu cầu, nên chia ra làm nhiều bữa trong ngày và số lượng thức ăn ở mỗi bữa ít hơn so với bình thường.
Ba mẹ không nên ép cho trẻ ăn hết phần thức ăn và nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ nếu như trẻ bú kém hoặc không uống được, đi kèm các dấu hiệu như mệt mỏi, thở nhanh, khó thở hay co rút lồng ngực…
Trẻ khi nhiễm virus RSV thường lười ăn. Do vậy, khi chăm trẻ, cha mẹ cần kiên nhẫn dỗ dành chúng bằng cách dùng thìa đút sữa, nếu như trẻ không chịu bú bình và cho trẻ ăn loại thức ăn lỏng, mềm…
Lời kết
Hiện nay virus RSV rất có hại đối với trẻ nhỏ và còn chưa có vaccine phòng bệnh đặc hiệu, chỉ có thể sử dụng một vài loại kháng thể đơn dòng nhằm ngăn chặn nguy cơ bệnh trở nặng. Cần tiêm chủng các mũi vacxin cần thiết và có một chế độ dinh dưỡng tốt nhất nhằm khiến cơ thể mạnh khỏe một cách tự nhiên nhất.