Một dạng bệnh nhiễm trùng cấp tính phổ biến hiện nay đó là uốn ván, bệnh đe dọa trực tiếp tới sức khỏe và cả tính mạng nếu chúng ta không phát hiện, chữa trị sớm. Vậy bệnh uốn ván có chữa được không và điều trị bằng cách nào thì đem lại hiệu quả tốt nhất? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc kể trên.
1. Bệnh uốn ván là gì?
Uốn ván không phải căn bệnh quá xa lạ đối với chúng ta, dân gian thường gọi đây là bệnh phong đòn gánh. Khi mắc bệnh, một số mô cơ trở nên cứng và tê liệt, nguyên nhân là do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, tiết ra độc tố khiến hệ thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng. Trong một số trường hợp, người bệnh do không phát hiện và điều trị đúng cách nên đã tử vong.
Hiện nay, uốn ván có nhiều dạng khác nhau và được chia thành uốn ván toàn thân và cục bộ. Sự khác biệt đó là uốn ván toàn thân gây tê liệt cơ trên cơ thể, trong khi đó tình trạng cục bộ chỉ ảnh hưởng tới một số nhóm cơ cụ thể. Nhiều bạn lo lắng liệu bệnh uốn ván có chữa khỏi không? Tùy vào triệu chứng và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ thích hợp, vì vậy mọi người không cần quá lo.
Tìm hiểu về bệnh uốn ván, chúng ta đều biết tác nhân chính gây bệnh là vi khuẩn có tên gọi quốc tế Clostridium tetani, chúng thường xâm nhập vào bên trong cơ thể từ những vết thương ngoài da. Sau đó, vi khuẩn sẽ tiết ra độc tố và làn vào tủy sống, não bộ của bệnh nhân. Dưới tác động của độc tố, các nhóm cơ dần trở nên tê liệt, sức khỏe của người bệnh suy giảm rõ rệt.
2. Đối tượng có nguy cơ nhiễm uốn ván
Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu là: đối tượng nào có nguy cơ nhiễm uốn ván? Như đã phân tích ở trên, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và tiết độc tố nhờ các vết thương hở ngoài da. Chính vì thế, mọi người nên cẩn trọng khi vô tình bị thú cưng cắn, bị thương trong quá trình xỏ lỗ tai hay xăm hình lên cơ thể. Tốt nhất, chúng ta cần chủ động vệ sinh vết thương sạch sẽ và không để vết thương hở.
Bên cạnh đó, tình trạng nhiễm trùng tai hoặc lở loét tay chân cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh uốn ván. Khi phát hiện những vấn đề kể trên, bệnh nhân nên theo dõi và tích cực điều trị, kiểm soát tình trạng nhiễm trùng, viêm loét.
Nghiêm trọng nhất là khi trẻ sơ sinh mắc bệnh uốn ván, nguyên nhân là do quá trình cắt dây rốn cho bé không đảm bảo yêu cầu vô trùng. Hoặc khi chăm sóc trẻ nhỏ, mọi người chưa biết cách vệ sinh sạch sẽ, tạo điều kiện cho vi khuẩn uốn ván xâm nhập và phát triển.
Các bác sĩ cũng cho biết người có hệ miễn dịch kém có khả năng bị vi khuẩn tấn công và gây bệnh cực kỳ cao. Thay vì thắc mắc bệnh uốn ván có chữa khỏi không, chúng ta có thể dành thời gian chăm sóc sức khỏe tốt hơn, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh.
3. Giải đáp thắc mắc: bệnh uốn ván có chữa khỏi không?
Uốn ván tưởng chừng là căn bệnh vô hại, tuy nhiên nếu không theo dõi và chữa trị đúng cách thì tính mạng của bạn sẽ bị đe dọa. Đó cũng là lý do vì sao nhiều bạn thắc mắc bệnh uốn ván có chữa khỏi không? Nếu phát hiện bệnh càng sớm thì khả năng chữa trị khỏi bệnh càng tăng cao.
Trên thực tế, trong giai đoạn đầu phát bệnh, chúng ta không cảm nhận rõ triệu chứng, không hề bị sốt. Chỉ đến khi tình trạng trở nặng, bệnh nhân bắt đầu sốt cao, lên cơn co giật hoặc rối loạn nhịp tim, huyết áp thì họ mới biết mình bị uốn ván. Lúc này việc điều trị hồi sức tích cực là vô cùng cần thiết, giúp kiểm soát tình trạng bệnh, ngăn ngừa nguy cơ tử vong.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, việc điều trị cần tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng, trong đó có thể kể tới việc giữ bình tĩnh cho bệnh nhân trong không gian yên bình, hạn chế tác động, kích thích đối với người bệnh. Nguyên tắc này cần được thực hiện nghiêm ngặt trong suốt quá trình chữa trị cho bệnh nhân uốn ván.
Bên cạnh đó, bác sĩ thường ưu tiên việc kiểm soát tình trạng co giật, cứng cơ hoặc rối loạn thần kinh cho người bệnh. Đó là lý do vì sao các loại thuốc kháng sinh được sử dụng khá phổ biến đối với bệnh nhân, mục đích chính là loại bỏ vi khuẩn gây uốn ván.
Nếu đảm bảo được những yêu cầu kể trên, mọi người không cần lo lắng quá nhiều về vấn đề bệnh uốn ván có chữa khỏi không.
4. Thời gian phục hồi của bệnh nhân uốn ván
Thông thường, bệnh uốn ván sẽ diễn ra trong khoảng 2 – 3 tháng tùy từng bệnh nhân. Chính vì thế chúng ta cần kiên trì điều trị theo hướng dẫn, phác đồ của bác sĩ. Sau khoảng 4 tháng tích cực chữa trị, sức khỏe của bạn sẽ cải thiện đáng kể, hiện tượng tê liệt, cứng cơ dần được kiểm soát.
Nếu muốn rút ngắn thời gian bình phục, mọi người có thể kết hợp giữa điều trị và thực hiện các bài tập vật lý trị liệu. Bên cạnh đó, một chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học cũng góp phần không nhỏ vào quá trình phục hồi sức khỏe cho người bệnh uốn ván.
5. Địa chỉ xét nghiệm bệnh uốn ván
Một địa chỉ uy tín và có nhiều năm kinh nghiệm xét nghiệm uốn ván đó là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Hiện nay, hệ thống cơ sở vật chất của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khá hiện đại và đáp ứng nhu cầu xét nghiệm, khám, chữa trị bệnh. Chúng tôi tự hào sở hữu một Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012. Đồng thời, bệnh viện vinh dự trở thành cơ sở y tế đầu tiên tại Việt Nam có chứng nhận CAP do Hiệp hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp cho các phòng LAB đạt chuẩn. Điều này chứng tỏ chất lượng xét nghiệm, chẩn đoán của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khá tốt.
Qua bài viết này chắc hẳn mọi người đã giải đáp được thắc mắc: bệnh uốn ván có chữa được không? Chúng ta nên quan tâm theo dõi và điều trị bệnh để hạn chế những biến chứng xấu, giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng.