Vi rút cổ đại đang lăm le hồi sinh khi băng vĩnh cửu ở Bắc Cực tan chảy, chúng có khả năng lây nhiễm sang người và động vật nhanh chóng. Các nhà khoa học trên thế giới đang nghiên cứu những biện pháp an toàn sinh học nhằm đề phòng, ngăn chặn những nguy cơ, rủi ro tiềm tàng trong tương lai.
Virus cổ đại của băng vĩnh cửu là gì?
Băng vĩnh cửu là tầng đất ở hoặc dưới điểm đóng băng của nước trong 2 năm trở lên, các lớp băng vĩnh cửu thường nằm ở vĩ độ cao như: Bắc Cực, Nam Cực, cũng có thể xảy ra trên các ngọn núi có vĩ độ thấp hơn rất nhiều. Lớp băng là 1 tầng đông cứng, dày đặc chiếm khoảng ¼ diện tích Bắc Cực với lượng cacbon rất lớn.
Vi rút cổ đại được tìm thấy dưới lớp băng sau hàng chục nghìn năm, chúng dễ dàng hồi sinh khi lớp băng tan chảy do biến đổi khí hậu, gây thảm họa cho loài người trên toàn thế giới. Nó đã từng gây nên nhiều vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của loài voi ma mút trước đây và khiến người Neanderthals tuyệt chủng.
Theo giáo sư Jean Michel Claverie – Người đã hồi sinh và đem loài sinh vật này về từ vùng băng giá ở Bắc Cực cho rằng nhiều loại bệnh nguy hiểm vẫn đang được niêm phong dưới lớp băng nghìn năm. Các loại bệnh sẽ được lây nhiễm và bùng phát một cách nghiêm chóng như: Bệnh than, đậu mùa, một số loại bệnh cúm,…
Chuyện gì sẽ xảy ra khi băng vĩnh cửu tan chảy?
Các hoạt động của con người cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đáng báo động, sự ô nhiễm môi trường sẽ góp phần làm trái đất nóng lên gây tan chảy băng vĩnh cửu. Vậy một khi lớp băng hàng chục nghìn năm này tan ra, điều nguy hiểm gì sẽ mang lại cho nhân loại trong thời gian sắp tới?
Lượng cacbon trong băng vĩnh cửu được giải phóng
Theo các nhà nghiên cứu, hàm lượng cacbon chứa trong băng vĩnh cửu gấp 2 lần lượng cacbon có trong không khí, khi băng tan đồng nghĩa với việc các chất hữu cơ được giải phóng, cacbon và metan được thải vào môi trường khoảng 43 – 135 tỷ tấn cacbon – Khí gây nên hiệu ứng nhà kính sẽ được thải đến năm 2100.
Băng tan làm giải phóng vi rút cổ đại
Nhiều chuyên gia đưa ra lời cảnh cáo, băng vĩnh cửu tan có thể sẽ giải phóng những loại vi khuẩn, vi rút ẩn mình trong lớp băng giá rét sau hàng triệu năm và gây nên hàng loạt bệnh dịch với quy mô toàn cầu trong tương lai. Các nhà khoa học cũng cho rằng dưới lớp băng có nhiều mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho con người.
Bằng chứng có sự tồn tại của vi rút cổ đại là tại một sự kiện đáng sợ năm 2016, cậu bé 12 tuổi đã chết sau khi bị nhiễm bệnh than sau khi trở về từ vùng đất hẻo lánh thuộc Siberia được ghi nhận là không có “F0”. Nguyên nhân lây nhiễm loại bệnh này xuất phát từ mầm bệnh được giải phóng trong lớp băng tan của bán đảo Yamal.
Nhiều ý kiến cho rằng ẩn sâu dưới lớp băng là những loại vi rút nguy hiểm, đại dịch cúm năm 1918 tại Tây Ban Nha được suy đoán có khả năng do vi rút được trữ lạnh trong lớp băng vĩnh cửu gây ra. Đây là suy luận có căn cứ hoàn toàn hợp lý khi lớp đất sâu dưới băng vĩnh cửu là môi trường lý tưởng để sinh sống của vi rút.
Nhà nghiên cứu người Pháp đã chứng minh có thể đánh thức một vi rút cổ đại hơn 3 triệu năm tuổi trong lớp băng vĩnh cửu khi được làm nóng và tan hoàn toàn thành nước. Qua đó cho thấy, băng chỉ đóng vai trò lưu trữ tạm thời, một ngày nào đó khi lớp băng tan chảy, mầm bệnh nguy hiểm lây lan, hiểm họa sẽ ập đến với loài người.
Bí mật về vi rút cổ đại ẩn giấu dưới lớp băng vĩnh cửu
Lớp băng vĩnh cửu tan dần đang hé lộ những bí mật mà trước nay che giấu, theo các nhà phân tích, quá trình băng tan làm hồi sinh những mầm bệnh chết chóc qua hàng triệu năm. Những vi khuẩn, vi rút trong các mô của động vật hóa thạch được ướp xác, những bong bóng khí trong lớp băng gây nên những hiểm họa khôn lường.
Sự vươn lên từ mầm bệnh gây chết chóc – Vi rút cổ đại
Có 1 sự thật nguy hiểm là có sự tồn tại mầm bệnh chết người với khả năng kháng thuốc cao có thể kể đến là DNA của loại vi rút đậu mùa được tìm thấy trong hài cốt người chết cách đây hơn 300 năm tại Yakutia. Các nhà khoa học cũng tìm thấy trong những vết mụn mủ của xác ướp Ai Cập có niên đại cách đây khoảng 3.200 năm.
Tuy việc phân lập ra những loại vi rút cổ đại có khả năng sống sót từ những bộ hài cốt cổ đại chưa mang lại kết quả, nhưng cũng có thể tái tạo các mầm bệnh cổ xưa bằng cách tái tạo lại chuỗi RNA hay DNA. Năm 2005, họ đã tái tạo vi rút gây đại dịch cúm tại Tây Ban Nha trên hài cốt được chôn cất ở Alaska vào năm 1918.
Viện Gustave Roussy vào năm 2006 đã tái tạo 1 mầm bệnh cách đây vài thế kỷ có nguồn gốc là vi rút cổ đại và đưa nó vào môi trường nuôi cấy tế bào mô người. Kết quả cho thấy, nó không chỉ xâm nhập mà còn kết hợp với DNA, lây nhiễm lên những tế bào tươi, quá trình này được diễn ra theo chu kỳ.
Pandora – Chiếc hộp bí ẩn về vi rút cổ đại
Thực tế cho thấy, sự hồi sinh của vi rút cổ xưa đã xảy ra một cách tình cờ vào năm 2014, 2 nhà sinh học tiến hóa người Pháp đã phát hiện một loại vi rút cổ xưa trong mẫu băng vĩnh cửu 3 triệu năm tuổi từ Siberia. Đây là loại vi rút lớn nhất từ trước đến nay với chiều dài 1,5 micromet, đường kính 0,5 micromet.
Năm 2015, những nhà khoa học người Pháp đã phát hiện thêm 1 loại vi rút khổng lồ khác với tên gọi Mollivirus sibericum, trong cùng mẫu băng vĩnh cửu. Mặc dù những loại vi rút khổng lồ này chỉ lây nhiễm lên vi sinh vật, nhưng khả năng tái sinh của chúng sau hàng triệu năm rất đáng báo động.
Trong lớp băng có thể chứa những mầm bệnh nguy hiểm cho con người, không ngẫu nhiên mà vi rút cổ đại được phát hiện ở Siberia có tên Pithovirus. Theo truyền thuyết, đây là chiếc hộp thần Zeus tặng người phụ nữ tên Pandora. Pandora mở ra đã vô tình thả ra tất cả các tai ương của thế giới.
Băng tuyết vĩnh cửu ở Tây Tạng có gì đặc biệt?
Những nhà khoa học người Mỹ đã nghiên cứu 1 tập đoàn vi sinh vật trong mẫu lõi băng từ chỏm băng Guliya, Tây Tạng hơn 15 nghìn năm tuổi. Ngoài nhiều loại vi khuẩn, phân tích PCR còn cho thấy trình tự di truyền của ít nhất 33 quần thể vi rút, mà 28 trong số đó là những vi rút cổ xưa chưa được biết đến từ trước đến nay.
Đối với 14 quần thể vi rút trong số đó, các nhà khoa học đã sử dụng những phương pháp phân tích sự giống nhau của trình tự nucleotide của vi rút và vi khuẩn đề tìm các vi sinh vật có trong các mẫu lõi băng này. Sau đó đã được kết luận rằng, vi rút cổ đại vẫn luôn lây nhiễm lên vi sinh vật, trong trường hợp này là vi khuẩn.
Cảnh báo virus cổ đại trỗi dậy
Quan chức nước Nga đã đưa ra lời cảnh báo về lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực tan chảy sẽ khiến vi rút cổ đại bị đánh thức sau hàng triệu năm ngủ yên. Korshunov nhấn mạnh, tổ chức hội đồng Bắc Cực có nhiệm vụ quan trọng trong việc tìm hiểu những rủi ro, nguy cơ làm tan băng và khả năng lây nhiễm bệnh tật trong tương lai.
Đầu năm 2021, nhà khoa học Sergei Davydov đã cảnh báo rằng lớp băng vĩnh cửu tan chảy sẽ đưa những thành tố sinh thái lên bề mặt, trong đó có vi rút cổ đại. Phần lớn lãnh thổ nước Nga là lớp băng vĩnh cửu tồn tại suốt hàng triệu năm, những loài vi rút nguy hiểm có thể đang ngủ yên trong đó chờ ngày trỗi dậy.
Tổng thống Vladimir Putin đã thường xuyên lên tiếng về vấn đề biến đổi khí hậu và nhiều lần đưa ra lời cảnh báo về nguy cơ cũng như mức độ nguy hiểm của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Vì nóng lên toàn cầu làm cho băng vĩnh cửu tan chảy là một thảm họa đe dọa rất lớn đến cuộc sống người dân nước Nga và toàn thế giới.
Trong cuộc phát biểu diễn ra tại câu lạc bộ Valdai 2021, tổng thống Putin cho biết 65% lãnh thổ Nga được tạo thành từ lớp băng vĩnh cửu nên bất kỳ sự thay đổi sinh thái nào cũng gây hậu quả to lớn đối với cơ sở hạ tầng. Không những gây tác động lớn về kinh tế, vi rút được phóng ra còn gây thiệt hại đến tính mạng nhân dân.
Vi rút cổ đại “đóng băng” và nguy hiểm tiềm tàng
Một phát hiện mới đã được đăng trên Microbiome vào cuối ngày 21/7, đã giúp các nhà khoa học phần nào có thể hiểu thêm về quá trình tiến hóa của vi rút qua nhiều thế kỷ. Những mẫu nghiên cứu nằm trong các lõi băng đã được thu thập vào năm 2015 được cho là có niên đại ít nhất 14.400 năm trước.
Theo nhà nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu khí hậu và địa cực, những con sông băng theo thời gian đã lưu trữ nhiều vi khuẩn, vi rút, khí thải. Mục tiêu nghiên cứu của ông là sử dụng những thông tin đã thu thập và tái hiện lại mô hình môi trường tại khu vực trong thời điểm trước đây, vi rút cổ đại là một phần của môi trường đó.
Khi đem ra phân tích những mẫu băng vĩnh cửu, họ đã phát hiện mã di truyền của 33 loại vi rút. Có ít nhất 28 mã hoàn toàn chưa được biết đến, hơn một nửa còn sống sót trong suốt thời kỳ đóng băng. Dựa trên chứng cứ di truyền, các nhà nghiên cứu đã đặt giả thiết 1 số vi rút vẫn đang hoạt động trong sông băng ở Tây Tạng.
Matthew Sullivan – Giám đốc trung tâm khoa học vi sinh vật cho biết rằng, vi rút cổ đại hoàn toàn có thể phát triển mạnh trong môi trường khắc nghiệt. Việc dùng công nghệ nghiên cứu vi khuẩn, vi rút bên trong băng dẫn đến tìm thấy những chuỗi gen tương tự trong môi trường khắc nghiệt khác, có thể trên cả sao Hỏa.
Kết luận
Vi rút cổ đại vẫn đang là mối nguy hiểm tiềm tàng đe dọa đến sự an nguy của loài người bởi khả năng lây nhiễm nhanh chóng từ sinh vật này qua sinh vật khác. Các nhà khoa học đang cố gắng tách những mầm bệnh cổ xưa để đánh giá mức độ nguy hiểm và đề xuất các phương pháp chống lại chúng.