Nhiễm khuẩn đường ruột tương đối phổ biến bởi nó có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Khi đã mắc căn bệnh này thì hệ tiêu hóa và đường ruột cần được giảm tải nên biết được nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì để xây dựng chế độ ăn hợp lý sẽ giúp người bệnh sớm thoát khỏi những phiền toái do bệnh gây ra.
1. Những điều cần nhớ về chế độ ăn cho người bị nhiễm trùng đường ruột
Người bị nhiễm trùng đường ruột sẽ phải trải qua rất nhiều biểu hiện khó chịu như: tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, chán ăn, buồn nôn, bị nôn, mệt mỏi,… Bệnh lý này chủ yếu xuất phát từ lối sống sinh hoạt không đảm bảo điều kiện vệ sinh khiến cho tác nhân gây bệnh có cơ hội tấn công đường tiêu hóa.
Lựa chọn thực phẩm phù hợp được xem là một giải pháp hiệu quả để cải thiện triệu chứng của bệnh đồng thời ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh. Tuy nhiên, dù xây dựng chế độ dinh dưỡng nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì như thế nào thì cũng cần đảm bảo nguyên tắc:
– Không nên có chế độ ăn quá khắt khe để tránh nguy cơ bị thiếu dinh dưỡng.
– Không lựa chọn những thực phẩm dễ gây cảm giác đau bụng, chướng bụng, khó tiêu hóa,…
– Đa dạng thực đơn mỗi ngày để kích thích ăn ngon, phòng ngừa nguy cơ thiếu dinh dưỡng.
– Nói không với thực phẩm chế biến sẵn bởi chất phụ gia có trong chúng không tốt cho hệ tiêu hóa.
Về cơ bản, người bị nhiễm trùng đường ruột cần có một chế độ ăn ít chất tồn dư. Mục tiêu mà chế độ ăn của họ cần hướng tới là đi đại tiện ít và cần giảm số lượng phân trong mỗi lần đại tiện. Nếu làm được điều này, các triệu chứng khó chịu như đã nói ở trên sẽ được giảm bớt.
Tham khảo thêm:
- Trùng sốt rét, con đường truyền nhiễm và biện pháp ngăn chặn
- Bệnh nấm da – Cách điều trị căn bệnh này có khó không?
2. Gợi ý thực phẩm nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì để khỏi bệnh
2.1. Nhiều rau xanh, củ, quả
Lựa chọn các loại rau giàu chất xơ có màu xanh đậm là việc đầu tiên nên làm khi tham khảo nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì. Bằng việc làm này, bạn sẽ giúp cơ thể được bổ sung các loại vitamin A, C, B, E… và chất xơ để giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi, nhờ đó cải thiện các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường ruột.
Không những thế, các loại muối khoáng có tính kiềm trong rau xanh còn có khả năng làm trung hòa acid do thực phẩm khác tạo ra, nhờ đó mà loại bỏ được môi trường thuận lợi vi khuẩn gây bệnh phát triển. Nhóm rau xanh cần được ưu tiên là: rau khoai, súp lơ, rau mồng tơi, rau muống, bắp cải,…
Củ khoai lang cũng là loại thực phẩm tốt cho người bị nhiễm trùng đường ruột. Sở dĩ nói như vậy là bởi loại củ này giàu vitamin, vi lượng, acid amin, đạm và tinh bột tốt cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt acid amin và vitamin C trong khoai lang còn làm tăng nhu động ruột, nhờ đó thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh chóng, người bệnh bớt cảm thấy đầy bụng khó tiêu. Thường xuyên ăn khoai lang còn giúp phòng ngừa chứng táo bón.
Quả đu đủ chín chứa nhiều enzym tiêu hóa papain có khả năng phân giải các chuỗi protein, phá vỡ cấu trúc hóa học của thức ăn và đẩy khí hơi trong lòng ruột đi ra ngoài. Do đó, loại quả này tốt với người bị nhiễm trùng đường ruột. Tuy nhiên, hãy lưu ý một điều là chỉ chọn đu đủ chín chứ không nên ăn đu đủ xanh vì nhựa của nó có thể làm cho niêm mạc ống tiêu hóa bị tổn thương.
2.2. Chất béo và đạm
Nhiều người do không biết chính xác nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì nên lựa chọn không ăn chất béo. Thực tế là các loại chất béo có trong thịt lợn, thịt gà, thịt bò,… nếu bổ sung với một lượng phù hợp thì rất tốt cho bệnh nhiễm trùng đường ruột.
Mặt khác, người bệnh cũng không nên ăn các loại mỡ động vật mà thay vào đó nên bổ sung dầu thực vật đồng thời hạn chế dung nạp nội tạng của động vật. Trong giai đoạn này, các loại cá, đạm thực vật, trứng cũng cần được ưu tiên bổ sung.
2.3. Sữa chua
Lợi khuẩn và men probiotic có trong sữa chua vô cùng tốt cho sức khỏe của hệ tiêu hóa. Không những thế, chúng còn tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, tạo ra hàng rào để ngăn không cho vi khuẩn gây bệnh tiến vào máu, tăng cường hấp thu dinh dưỡng, giúp chuyển hóa đường lactose thành những loại đường mà đường ruột dễ hấp thu, giảm áp lực cho hệ tiêu hóa. Bởi vậy, ăn sữa chua là việc làm cần nhớ trong danh sách nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì.
2.4. Một số loại tinh bột
Tinh bột dung nạp năng lượng để duy trì sự sống cho cơ thể. Vì thế nhóm thực phẩm này không nên bỏ qua. Tuy nhiên, với người bị nhiễm trùng đường ruột thì chỉ nên lựa chọn một số loại tinh bột nhất định như:
– Nên ăn bánh mì màu trắng, tránh ăn bánh mì được pha chế từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau.
– Bánh quy không nhân.
– Bột yến mạch và ngũ cốc vừa nhiều axit amin, chất xơ tự nhiên vừa giàu dinh dưỡng nên rất tốt cho tiêu hóa.
– Các loại bún, mì (trừ mì tôm).
Mặc dù nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì sẽ ưu tiên các thực phẩm được gợi ý ở trên nhưng mỗi người có khẩu vị khác nhau, vì thế nên cân nhắc để chọn ăn loại thực phẩm mà mình thích và thấy phù hợp. Bên cạnh việc chọn thực phẩm nên ăn, tránh thực phẩm cần kiêng người bệnh cũng cần tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Tham khảo thêm:
- Nhiễm trùng đường ruột ở người lớn – nguyên nhân và cách điều trị
- Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi?
- Các loại nhiễm trùng đường ruột và đối tượng dễ mắc
Nếu đã duy trì chế độ ăn hợp lý và thực hiện đúng chỉ định điều trị mà tình trạng nhiễm trùng đường ruột không cải thiện, người bệnh cần tái khám để tìm một hướng điều trị hiệu quả hơn.