Nhiễm khuẩn đường ruột ở người lớn là căn bệnh khá phổ biến mà hầu như ai cũng sẽ gặp một lần trong đời ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nhiễm trùng đường ruột người lớn có triệu chứng cụ thể là gì, cách chữa trị và phòng tránh ra sao? Bài viết này sẽ cung cấp tới bạn những thông tin hữu ích nhất.
Tổng quan về nhiễm trùng đường ruột ở người lớn
Nhiễm trùng đường ruột là căn bệnh do nhiều vi sinh vật bao gồm nấm men, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn gây ra. Những người cơ địa yếu và sức đề kháng kém càng có nguy cơ mắc bệnh cao. Mức độ nhiễm trùng sẽ phụ thuộc vào loại mầm bệnh gây ra. Dưới đây là những triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh.
Triệu chứng
Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của bệnh viêm đường ruột theo giai đoạn.
- Giai đoạn bệnh khởi phát: bệnh nhân thường bị tiêu chảy kèm theo sốt.
- Giai đoạn bệnh toàn phát: bệnh nhân bị tiêu chảy một cách dữ dội, có thể đi đại tiện 20-50 lần / ngày. Phân có mùi hôi, tanh, khó chịu, không lẫn máu. Bệnh nhân bị nôn rất nhiều: vì bị nôn và tiêu chảy cùng một lúc nên bệnh nhân luôn trong trạng thái mệt mỏi, cơ thể gầy gò, hốc hác, thiếu sức sống và thân nhiệt hạ thấp.
Nguyên nhân
Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến nhiễm trùng đường ruột là do mầm bệnh xâm nhập qua đường miệng. Nguyên nhân này cũng do một phần cơ địa của người bệnh yếu nên vi khuẩn dễ tấn công. Nguyên nhân cụ thể như sau:
- Thức ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc chưa được nấu chín chứa khuẩn salmonella gây nhiễm khuẩn qua đường tiêu hóa.
- Thịt, cá có chứa độc tố của tụ cầu gây tiêu chảy, lâu ngày gây viêm đường ruột.
- Dùng nhiều đồ hộp chế biến sẵn có khuẩn clostridium gây viêm đường ruột và dẫn đến nhiều biến chứng như liệt cơ.
- Dùng nhiều rau sống có nhiễm khuẩn E.coli và giun sán.
- Nguồn nước bị ô nhiễm cũng có thể dẫn đến viêm đường ruột.
- Vệ sinh chân, tay kém khiến vi khuẩn xâm nhập gây bệnh viêm đường ruột.
Đối tượng thường mắc bệnh
Căn bệnh viêm đường ruột ở người lớn thực tế không phân chia đối tượng nào ít gặp hay dễ gặp phải. Nếu chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh, môi trường sống bị ô nhiễm thì bất cứ ai, ở bất cứ độ tuổi nào cũng dễ mắc phải viêm đường ruột.
Tham khảo thêm:
- Trùng sốt rét, con đường truyền nhiễm và biện pháp ngăn chặn
- Bệnh nấm da – Cách điều trị căn bệnh này có khó không?
Điều trị nhiễm trùng đường ruột ở người lớn
Nhiều bệnh nhân bị nhiễm trùng đường ruột có thể tự khỏi bệnh sau một vài ngày, nhưng những trường hợp bệnh nặng cần có sự can thiệp của các phương pháp y học.
Chẩn đoán
Căn cứ vào triệu chứng gây bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm trùng đường ruột theo các trường hợp sau.
- Nhiễm trùng do virus: đa phần nhiễm trùng do virus sẽ gây ra hiện tượng tiêu chảy trong vài ngày.
- Nhiễm trùng do vi khuẩn: trường hợp nhiễm trùng này nặng hơn, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây biến chứng liệt cơ hoặc gây ra bệnh dạ dày, tá tràng.
Phương pháp điều trị
Đối với bệnh nhân bị nhiễm trùng đường ruột do virus
- Kiểu nhiễm trùng đường ruột này khiến bệnh nhân bị tiêu chảy liên tục trong vài ngày khiến cơ thể bị mất nước, gầy gò và mệt mỏi. Nhiễm trùng đường ruột cho virus có thể tự khỏi sau một vài ngày mà không cần thiết phải tới bệnh viện.
- Để bệnh khỏi nhanh và lấy lại sức khỏe một cách nhanh chóng, người bệnh cần bổ sung nước, vitamin và bổ sung dinh dưỡng bằng những thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa. Nếu cảm thấy quá lo lắng, người bệnh có thể đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được khám chữa bệnh.
Đối với bệnh nhân bị nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn
- Trường hợp vi khuẩn hay ký sinh trùng gây bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân uống thuốc chống ký sinh trùng và tăng hệ miễn dịch như: hafenthyl, thuốc bột hòa tan đặc trị tiêu chảy, …
- Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, để đảm bảo căn bệnh được đẩy lùi hoàn toàn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và kê thuốc đầy đủ.
Cách phòng tránh nhiễm trùng đường ruột ở người lớn
Để phòng tránh bệnh nhiễm trùng đường ruột, bạn luôn phải nhớ đảm bảo chế độ sinh hoạt hợp lý và giữ gìn môi trường sống ổn định.
- Luôn nấu chín thức ăn, thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Vệ sinh tay và thân thể sạch sẽ trước khi ăn.
- Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ. Chất thải gia súc, gia cầm cần được xử lý và cách ly khỏi nơi sinh sống, tránh để virus gây bệnh tấn công.
- Thường xuyên sử dụng nước uống điện giải như nước biển khô, dung dịch muối đường, sử dụng các loại men tiêu hóa để giúp đường tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
Tham khảo thêm:
- Khi bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
- Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi?
- Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì?
Bệnh nhiễm trùng đường ruột hoàn toàn có thể phòng tránh được qua những thói quen sinh hoạt hàng ngày. Đây cũng không phải là căn bệnh quá trầm trọng nhưng nếu không may mắc phải, người bệnh sẽ bị ảnh hưởng lớn về sức khỏe và tinh thần. Những thông tin cần thiết về bệnh nhiễm trùng đường ruột ở người lớn sẽ cung cấp cho bạn thêm kiến thức hữu ích để điều trị và phòng tránh căn bệnh này.