Do chức năng hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn chưa được hoàn thiện và phát huy đầy đủ, nên trẻ rất nhạy cảm với các tác động gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Đó cũng là lý do trẻ nhỏ rất dễ mắc phải các nhiễm khuẩn đường hô hấp hay nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột do những nguyên nhân nào? Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì? Có thể dùng thuốc gì cho trẻ để giảm bớt triệu chứng? Hãy cùng chúng tôi giải đáp từng câu hỏi trong bài viết dưới đây.
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nguyên nhân do đâu?
Nhiễm khuẩn, cụ thể là nhiễm khuẩn đường ruột, là một trong những tình trạng khá phổ biến ở trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 12 tuổi. Nhiễm khuẩn tiêu hóa ở bé có thể xuất hiện do nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau, thời gian ủ bệnh thông thường trong khoảng từ 2 – 5 ngày tùy theo từng tác nhân gây bệnh, đáp ứng cũng như triệu chứng xuất hiện trên mỗi trẻ cũng có sự khác biệt rõ rệt.
Hãy cùng điểm qua các nguyên nhân thường gây ra tình trạng trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột:
- Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn: là nhóm vi sinh vật đơn bào, có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể trẻ theo nhiều con đường:
- Salmonella: trực khuẩn thường gây tiêu chảy sống phân và các dấu hiệu co thắt dạ dày ở cả trẻ em và người lớn.
- Trực khuẩn Gram âm Shigella, có mối liên quan đến Salmonella: gây kiết lỵ, khiến trẻ đi ngoài có dính máu trong phân.
- E.coli: hay còn gọi là trực khuẩn lỵ, tăng nguy cơ tiêu chảy ở trẻ.
- C.difficile: thuộc nhóm vi khuẩn Gram dương gây viêm đại tràng giả mạc và tiêu chảy.
- Tác nhân gây nhiễm trùng là virus: điển hình nhất vẫn là Rotavirus gây tiêu chảy và làm tăng tỷ lệ trẻ tử vong do tiêu chảy.
- Ký sinh trùng gây nhiễm trùng tiêu hóa: thường gặp nhất là ký sinh trùng Giardia lamblia, gây ra các tổn thương thành ruột non.
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì?
Về cơ chế gây nhiễm trùng: các tác nhân có thể đi vào hệ tiêu hóa của bé thông qua nhiều con đường: từ thức ăn, nước uống, lây nhiễm khi dùng chung các vật dụng với người bệnh, hoặc thông qua vật nuôi trong gia đình,…Vào cơ thể, chúng có thể làm giảm số lượng hoặc hiệu quả của các vi sinh vật có lợi trong đường ruột, kích thích tiết độc tố, làm niêm mạc bảo vệ ruột bị tổn thương, có thể gây nhiễm trùng và các biến chứng nặng hơn nếu không được xử trí kịp thời.
Khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, cha mẹ nên chú ý một số biểu hiện sau đây để có thể hỗ trợ trẻ kịp thời:
- Bé bị đau bụng: với trẻ quá nhỏ, trẻ không thể tự kêu đau bụng với cha mẹ, nên trẻ thường có dấu hiệu quấy khóc hoặc khom lưng, nắm chặt tay chân khi bị đau quặn bụng quanh rốn. Trẻ lớn hơn có thể dễ dàng báo với cha mẹ. Đau bụng làm cho trẻ chán ăn, mệt mỏi, gầy yếu.
- Rối loạn số lần đi ngoài: trẻ bị nhiễm khuẩn tiêu hóa có thể thường xuyên bị tiêu chảy, đi ngoài phân lợn cợn, phân cũng dính máu hoặc có dính nhầy dễ nhận biết. Ngược lại, một số trẻ nhiễm khuẩn có dấu hiệu táo bón, đi ngoài khó khăn hoặc giảm số lần đi ngoài so với bình thường, phân khô cứng.
- Bé thường bị nôn khi ăn: đây là dấu hiệu khá phổ biến. Nhiễm trùng tiêu hóa khiến bé luôn trong trạng thái mệt mỏi, ăn không ngon miệng, thức ăn không tiêu được nên đầy bụng, căng chướng, có dấu hiệu đẩy ngược lại thực quản khiến bé luôn có cảm giác buồn nôn khó chịu.
- Tăng thân nhiệt, sốt: đây là phản ứng đặc trưng của hệ miễn dịch đối với các tác nhân gây nhiễm khuẩn, đặc biệt là khi bé nhiễm Salmonella hay E.coli thường có dấu hiệu sốt cao kèm tình trạng mất nước.
Tham khảo thêm:
- Trùng sốt rét, con đường truyền nhiễm và biện pháp ngăn chặn
- Bệnh nấm da – Cách điều trị căn bệnh này có khó không?
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì?
1. Cho bé uống Oresol bù nước và khoáng đã mất do nhiễm khuẩn tiêu hóa
Trong trường hợp trẻ nhỏ bị sốt do nhiễm khuẩn, Oresol là lựa chọn được ưu tiên và tương đối an toàn đối với trẻ bởi trẻ nhỏ khi sốt, khi tiêu chảy rất dễ bị mất nước, mất đi điện giải, có thể xuất hiện tình trạng lờ đờ, mệt lả. Oresol là biện pháp bổ sung nước, điện giải nhanh chóng và tiện lợi, tuy nhiên mẹ cần xác định chính xác liều lượng cho bé để đảm bảo an toàn.
Cụ thể: Lượng Oresol ước tính gấp khoảng 75 lần so với cân nặng của bé. Trường hợp bé có dấu hiệu mất nước nặng hoặc hôn mê, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để được hướng dẫn đúng cách.
2. Dùng kháng sinh cho trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột
Kháng sinh là giải pháp phổ biến cho tình trạng nhiễm khuẩn, nhưng không phải lúc nào mẹ cũng có thể tự ý dùng kháng sinh cho bé khi chưa có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. Kháng sinh dù có tác dụng diệt khuẩn hiệu quả, nhưng nó cũng có thể vô tình làm ảnh hưởng đến các lợi khuẩn có trong đường tiêu hóa, gián tiếp gây ra các tổn thương tiêu hóa do mất cân bằng vi sinh.
Một số kháng sinh thường dùng khi trẻ nhiễm khuẩn gồm: Azithromycin, Ciprofloxacin kết hợp Metronidazole, hay kháng sinh Erythromycin đường uống,…
3. Các thuốc hạ thân nhiệt và tăng đề kháng cho bé nhiễm khuẩn tiêu hóa
Sốt được coi là phản ứng miễn dịch của cơ thể, đây là phản ứng có lợi, tuy nhiên khi thân nhiệt trẻ tăng lên quá 38 độ, mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt cho con như Paracetamol kết hợp với chườm khăn, cho bé uống nhiều nước để hỗ trợ bé hạ sốt.
Ngoài ra, các mẹ cũng được khuyến cáo bổ sung kẽm cho bé bị nhiễm khuẩn đường ruột, đặc biệt là các bé bị tiêu chảy để làm tăng đề kháng, cũng hỗ trợ trẻ ăn ngon hơn.
4. Bổ sung cho bé men vi sinh để ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường ruột
Men vi sinh là lựa chọn được nhiều phụ huynh áp dụng đối với bé bị nhiễm khuẩn hoặc gặp các vấn đề đường tiêu hóa. Men vi sinh có chứa nhiều thành phần dưỡng chất có lợi như lợi khuẩn, các vitamin, khoáng chất,… hỗ trợ làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng ở bé.
Tham khảo thêm:
- Khi bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
- Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi?
- Các loại nhiễm trùng đường ruột và đối tượng dễ mắc
Trên đây là một số thông tin nhằm giải đáp Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì? Mong rằng sẽ giúp ích cho bạn!