SKĐS – Nhiễm trùng đường ruột hay còn gọi là nhiễm trùng tiêu hóa có thể do vi khuẩn, virus và ký sinh trùng được coi là bệnh nguy hiểm cho sức khỏe con người. Vậy có thể phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột bằng cách nào để bảo về cơ thể?
Nhiễm khuẩn đường ruột có thể gây tiêu chảy, nôn mửa và nhiều triệu chứng khó chịu khác. Bệnh thường điều trị tập trung vào việc duy trì uống đủ nước và nghỉ ngơi nhiều nhưng có thể khác nhau tùy thuộc vào loại nhiễm trùng. Vậy có Các loại nhiễm trùng đường ruột nào? Cùng chúng tôi khám phá chi tiết qua bài viết nhé!
1. Nguyên nhân nhiễm trùng đường ruột
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng đường ruột, trong đó nguyên nhân chủ yếu là vi khuẩn, virus và ký sinh trùng.
– Nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn
Vi khuẩn bao gồm nhiễm trùng do thực phẩm và ngộ độc thực phẩm có thể gây nhiễm trùng đường ruột. Các nguồn phổ biến của nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn bao gồm: Salmonella; E.coli; Clostridium perfringens (vi khuẩn kỵ khí sinh bào tử gram dương); Listeria; Staphylococcus (nhiễm trùng tụ cầu).
Trên thực tế hầu hết mọi thực phẩm bị ô nhiễm đều có thể gây nhiễm trùng, tuy nhiên, một số thực phẩm lại tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn những thực phẩm khác, trong đó phải kể đến là: Thịt, trứng hoặc thịt gia cầm nấu chưa chín hoặc sống, trái cây và rau chưa rửa hoặc ăn sống…
Ngoài ra, sữa và nước trái cây chưa tiệt trùng, nước bị ô nhiễm đặc biệt là các sản phẩm thịt và trứng, thịt nguội không được bảo quản tốt, an toàn.
Người ta còn tìm thấy những người bị nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn có thể lây lan vi khuẩn sang thức ăn mà con người tiếp xúc. Thực phẩm này sau đó có thể lây nhiễm sang người khác nếu tiêu thụ thực phẩm đó.
– Nhiễm trùng đường ruột do virus
Một số loại virus có thể gây nhiễm trùng đường ruột trong đó có norovirus xuất hiện trong các loại thực phẩm bị ô nhiễm. Loại virus này cũng có thể lây lan từ người sang người.
Tiếp đến là rotavirus gây nhiễm trùng tiêu hóa ở trẻ em. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy khiến trẻ nhập viện. Trẻ thường nhiễm bệnh khi chạm vào đồ vật bị nhiễm virus, sau đó cho ngón tay vào miệng.
– Nhiễm trùng đường ruột do ký sinh
Có nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh đường ruột ở người trong đó phải kể đến giun sán đường ruột, hoặc giun, sán đơn bào gây nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa. 2 bệnh nhiễm ký sinh trùng phổ biến nhất là giardia và cryptosporidiosis. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu tiếp xúc với phân người trong đất có thể lây lan các ký sinh trùng này. Ai cũng có thể mắc các bệnh nhiễm trùng này do uống hoặc bơi trong nước bị ô nhiễm.
Một số bệnh nhiễm ký sinh trùng có thể lây lan từ động vật sang người. Chúng bao gồm bệnh toxoplasmosis mà mọi người có thể tiếp xúc với phân mèo.
Tham khảo thêm:
- Trùng sốt rét, con đường truyền nhiễm và biện pháp ngăn chặn
- Bệnh nấm da – Cách điều trị căn bệnh này có khó không?
2. Ai dễ mắc nhiễm trùng đường ruột?
Nhiễm trùng đường ruột ai cũng có thể mắc, nhưng những người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn thường là:
- Trẻ em: Với đặc điểm trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người trưởng thành.
- Người già: Bởi với người cao tuổi hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa thường suy yếu nên dễ bị tổn thương khi gặp phải vi khuẩn, vi trùng.
- Những người sống ở khu vực không đảm bảo vệ sinh: Đây là môi trường thuận lợi cho bệnh nhiễm trùng đường ruột lây truyền nhanh chóng.
3. Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng đường ruột
Khi hệ tiêu hóa bị tấn công gây nhiễm trùng đường ruột và gây nên các dấu hiệu, triệu chứng như: Người bệnh tiêu chảy, phân nước, nhớt. Đau quặn bụng, buồn nôn, nôn mửa, hoặc cả hai. Ngoài ra người bệnh còn có biểu hiện sốt nhẹ, đau cơ hoặc nhức đầu. Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, ngứa da hoặc bỏng da.
Bên cạnh những triệu chứng trên, người bệnh nhiễm trùng đường ruột cũng có nguy cơ rơi vào trầm cảm hoặc rối loạn giấc ngủ. Bởi lẽ tình trạng này có thể khiến cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu. Từ đó, ảnh hưởng tới tinh thần và giấc ngủ.
Đối với bệnh đường ruột do virus hầu hết người bệnh đều bị khởi phát đột ngột và kéo dài dưới một tuần.
Đối với nhiễm trùng do vi khuẩn có thể có biểu hiện tương tự như nhiễm virus, nhưng một số có thể gây sốt cao hoặc tiêu chảy ra máu.
Nếu nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa thường gây ra máu hoặc chất nhầy trong tiêu chảy và có thể kéo dài cho đến khi được điều trị.
4. Điều trị nhiễm trùng đường ruột
Tùy từng cá nhân, tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định cụ thể.
Nếu là nhiễm trùng đường ruột do virus, biểu hiện bằng tình trạng tiêu chảy, bệnh có thể tự khỏi sau một vài ngày mà không cần điều trị phức tạp. Thời gian nhiễm trùng đường ruột bao lâu thì hết phụ thuộc vào thể trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trong trường hợp nhẹ, bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý, cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể để phục hồi sức khỏe.
Nếu tình trạng của người bệnh trở nên nghiêm trọng và bệnh nhân là trẻ em thì cần phải chăm sóc đặc biệt hơn.
Khi bệnh nhân bị nhiễm trùng đường ruột nặng, người bệnh có thể sẽ phải nằm viện để truyền dịch tĩnh mạch, dùng thuốc kháng sinh hoặc các phương pháp điều trị khác. Thường thì người bệnh sẽ mất một vài tuần để cơ thể được hồi phục lại.
Phụ thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định nên dùng loại thuốc nào cho phù hợp.
5. Lời khuyên thầy thuốc
Để phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột WHO khuyến nghị cần rửa tay sạch bằng xà phòng và nước. Không thay thế được nước rửa tay chứa cồn để rửa tay. Thực hành an toàn thực phẩm, bao gồm rửa trái cây, rau quả và nấu chín thịt. Tránh nấu ăn hoặc chuẩn bị thức ăn cho người khác khi bị ốm.
Để tránh bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột, cần thận trọng khi đi du lịch đến những nơi nhiễm ký sinh trùng phổ biến hơn. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn ngừa bệnh toxoplasmosis, tránh sử dụng hộp vệ sinh cho mèo nếu đang mang thai.
Nhiễm trùng đường ruột có thể do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng. Bất kể nguyên nhân là gì, các triệu chứng đều khó chịu và có thể bao gồm tiêu chảy, đau quặn bụng và buồn nôn.
Tham khảo thêm:
- Khi bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
- Nhiễm trùng đường ruột ở người lớn – nguyên nhân và cách điều trị
- Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì?
Khi có biểu hiện nhiễm trùng đường ruột đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị thích hợp tránh nguy cơ lây lan cho người khác. Tuyệt đối không được tự tiện sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.