Nhiễm khuẩn đường ruột (Gastroenteritis) là một bệnh viêm đường ruột gây tiêu chảy và đôi khi nôn mửa. Nôn mửa có thể nhanh chóng lắng xuống, nhưng tiêu chảy có thể kéo dài nhiều ngày. Những cơn tiêu chảy có thể gây ra tình trạng mất nước, gây nguy hiểm cho trẻ còn rất nhỏ.
Chính vì thế cha mẹ cần nắm rõ trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi để biết con có bị bệnh quá lâu hay không. Cũng như cần biết khi nào sẽ đưa bé đến bệnh viện kiểm tra bệnh tình.
1. Hiểu về nhiễm khuẩn đường ruột
Nhiễm trùng đường ruột có thể lây lan nhanh chóng. Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm trùng đường ruột là do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra. Trẻ bị nhiễm khuẩn từ việc ăn thức ăn hoặc uống nước ô nhiễm.
Một số loại vi khuẩn virus phổ biến gây nhiễm khuẩn đường ruột bao gồm:
- Nhiễm trùng Escherichia coli hoặc Cryptosporidium.
- Nhiễm khuẩn Campylobacter; Giardiasis; Shigellosis; hoặc Salmonellosis.
Trẻ em bị nhiễm khuẩn đường ruột có thể có một vài hoặc tất cả các dấu hiệu, triệu chứng bao gồm:
- Đầy hơi.
- Tiêu chảy.
- Đau bụng.
- Ăn mất ngon.
- Chuột rút ở bụng.
- Buồn nôn và nôn mửa.
- Phân có máu hoặc có mủ.
- Thường cảm thấy không khỏe – bao gồm cả hôn mê và đau nhức cơ thể.
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi? Bao lâu thì các triệu chứng trên sẽ biến mất.
2. Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi?
Nhiễm trùng đường ruột bao lâu thì hết? Thông thường, trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột sẽ tự khỏi sau 2-7 ngày nếu được chăm sóc hợp lý. Trong trường hợp nặng hơn, bệnh có thể kéo dài từ 10 ngày đến vài tuần.
Do đó các mẹ cần để ý các dấu hiệu bất thường để đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chi tiết sẽ được nhắc đến trong phần kế tiếp.
Khi trẻ được đưa đi thăm khám; bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm phân; nước tiểu hoặc máu để kiểm tra tình trạng mất nước; và xem nguyên nhân gây ra bệnh.
Tham khảo thêm:
- Trùng sốt rét, con đường truyền nhiễm và biện pháp ngăn chặn
- Bệnh nấm da – Cách điều trị căn bệnh này có khó không?
3. Khi nào cần đưa trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột đến bệnh viện?
Dựa vào phần “Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột quá bao lâu thì khỏi”, nếu quá 10 ngày trẻ vẫn còn bệnh thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện. Ngoài ra, nếu trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột kèm các triệu chứng dưới đây thì cũng cần đi khám:
- Đau bụng dữ dội.
- Nôn ra chất màu xanh lá cây.
- Nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy và không uống được.
- Bị tiêu chảy nhiều lần, phân lỏng hoặc nếu tình trạng tiêu chảy không cải thiện sau 10 ngày.
- Có dấu hiệu mất nước, ví dụ như tã ướt ít hơn hoặc không đi vệ sinh nhiều. Nước tiểu màu vàng sậm hoặc nâu. Bé dễ choáng váng hoặc chóng mặt, khô môi và miệng.
4. Cách phục hồi hệ tiêu hóa sau khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột
Sau khi trẻ đã được chữa khỏi bệnh, hệ tiêu hóa của vẫn cũng vẫn còn khá yếu ớt. Để bé phục hồi nhanh chóng và cha mẹ không còn băn khoăn trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột quá bao lâu thì khỏi. Cha mẹ nên tăng cường hệ tiêu hóa cho bé bằng các cách sau:
- Bổ sung cho trẻ nhiều chất xơ từ ngũ cốc, rau củ quả.
- Tuyệt đối không cho trẻ ăn quá nhiều, quá nhanh; vì trẻ có thể bị nghẹn.
- Cần bổ sung nước đầy đủ cho trẻ. Có thể là nước lọc hoặc nước hoa quả.
- Chia nhỏ khẩu phần ăn và cho trẻ ăn nhiều bữa để trẻ có thể dễ hấp thụ thức ăn.
- Cho bé tập thể dục mỗi ngày để rèn luyện sức khỏe hệ tiêu hóa, giúp bé tiêu hóa tốt hơn.
- Enzyme giúp bé dễ tiêu hóa thức ăn hơn. Hãy cho bé ăn đu đủ, xoài, mật ong và dứa vì chúng có chứa enzyme.
- Không cho trẻ ăn đồ ăn đóng hộp vì chúng không có chất dinh dưỡng, chất xơ và chứa nhiều chất bảo quản. Chúng có thể gây táo bón và suy dinh dưỡng khi trẻ tiêu thụ.
Tham khảo thêm:
- Các loại nhiễm trùng đường ruột và đối tượng dễ mắc
- Nhiễm trùng đường ruột ở người lớn – nguyên nhân và cách điều trị
- Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì?
Trên đây là một số thông tin về nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em và trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi. Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột có thể sẽ phải mất từ 7 đến vài tuần mới khỏi. Thế nên cha mẹ không cần phải quá sốt ruột đâu nhé. Trong thời gian này thay vì trăn trở trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu mới khỏi thì cha mẹ nên chăm sóc và bồi bổ cho bé nhiều hơn để bệnh mau khỏi nhé!